| Hotline: 0983.970.780

Làm giàu từ nghề nuôi cá ở khe suối

Thứ Hai 14/03/2022 , 11:18 (GMT+7)

Những năm gần đây, huyện vùng cao Ngân Sơn, Bắc Kạn bà con nhân dân đã biết tận dụng khe suối để nuôi cá, phát triển kinh tế hiệu quả.

Ao cá nhà ông Hoàng Văn Quyến ở thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Ao cá nhà ông Hoàng Văn Quyến ở thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn. Ảnh: Toán Nguyễn.

Thời điểm hiện nay, trên toàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản vào khoảng 80ha (trong đó mặt nước ao, hồ là gần 70ha, còn lại người dân làm ruộng trồng lúa và kết hợp nuôi cá).

Mặc dù việc nuôi trồng thủy sản ở huyện vùng cao này dừng lại ở mức độ tự phát, nhỏ lẻ, không có quy hoạch và kinh nghiệm sản xuất của người dân phần lớn chỉ dừng lại ở mức tự nhiên, nhưng cũng đã có những kết quả được đánh giá là tích cực.

Cụ thể như ở thị trấn Nà Phặc, với diện tích nuôi thủy sản là hơn 24ha và ngày càng có nhiều hộ gia đình đắp khe suối hoặc đào ao, ngăn ruộng để thả cá. Lĩnh vực này với một số người dân không chỉ là cải thiện bữa ăn hằng ngày nữa, mà còn đem lại nguồn thu không hề nhỏ so với làm các nguồn thu khác như trồng lúa, trồng ngô.

Như gia đình anh Hoàng Văn Quyến (tổ dân phố Công Quản, thị trấn nà Phặc) đã nuôi cá được hơn 10 năm nay, với diện tích là hơn 3.000m2 nhưng mỗi năm cũng có thêm thu nhập gần 30 triệu đồng. Ao nuôi cá nhà anh Quyến được chia thành các ao nhỏ nuôi gối để đảm bảo lúc nào cũng có cá để bán.

Để có nguồn thức ăn cho cá, anh đã trồng cỏ voi, trồng chuối xung quanh bờ ao và bổ sung thêm thức ăn như cám ngô, cám gạo. Anh Quyến nuôi các loại cá chép, trắm, rô phi đơn tính,… khi thu hoạch thì mang cá bán tại các chợ phiên ở các lân cận, cá to thì giao cho nhà hàng và không lo về đầu ra.

Theo kinh nghiệm của anh Quyến, nuôi cá không khó nhưng cũng có nhiều điểm lưu ý, như sau khi tháo ao thì phơi cho đất lòng ao khô nứt để hạn chế bệnh cho lứa cá tiếp theo; khi thả các rồi thì nguồn nước chảy ra, vào ao liên tục để cá nhanh lớn và không bị chết, còi cọc vì ô nhiễm,…

Còn tại xã Hiện Lực, có hơn 15ha diện tích ao, hồ lớn phát triển nuôi thủy sản. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện để các hộ duy trì và phát triển nghề chăn nuôi và dịch vụ thủy sản.

Cán bộ chuyên môn tuyên truyền, vận động bà con đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, nâng cao năng suất, quy hoạch lại đồng ruộng đảm bảo phát triển thủy sản theo hướng ổn định, bền vững, hiệu quả.

UBND xã Hiệp Lực đã sử dụng nguồn vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới để mở lớp tập huấn khoa học kỹ thuật về chăm sóc, phòng bệnh cho cá, mua giống, thức ăn…

Hồ Bản Chang ở xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn là một trong những hồ thủy lợi được người dân sử dụng để chăn nuôi thủy sản. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hồ Bản Chang ở xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn là một trong những hồ thủy lợi được người dân sử dụng để chăn nuôi thủy sản. Ảnh: Toán Nguyễn.

Năm 2020, tại xã Hiệp Lực đã có một hợp tác xã chuyên về chăn nuôi thủy sản được thành lập với 8 hội viên, đó là Hợp tác xã nông nghiệp Bó Lếch. Ngoài diện tích ao sẵn có của các thành viên, Hợp tác xã thuê hơn 4ha diện tích ao do xã quản lý để nuôi cá. Ngoài ra, xã Hiệp Lực cũng đã thành lập 2 nhóm sở thích chăn nuôi cá để thúc đẩy lĩnh vực này trên địa bàn.

Mặc dù số lượng người nuôi cá đang tăng lên theo từng năm, tuy nhiên lĩnh vực phát triển thủy sản ở huyện Ngân Sơn vẫn còn những hạn chế như: Một số xã chưa thực sự chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; mật độ nuôi, các loại giống chưa hợp lý, phần lớn là nuôi theo kinh nghiệm; thiếu liên kết theo chuỗi giá trị; thời tiết bất lợi như mưa lũ thường xuyên xảy ra gây thiệt hại diện tích nuôi thủy sản…

Theo Phòng NN-PTNT huyện Ngân Sơn, để khai thác hiệu quả lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại địa phương, tương lai trở thành hướng phát triển kinh tế cho người dân, cần phải có những chính sách hỗ trợ, phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững.

Trong đó, công tác khuyến nông vào cuộc để tăng cường chuyển giao khoa học, tiến bộ kỹ thuật, và các giải pháp nâng cao năng lực trong sản xuất. Bước đầu sản phẩm cung cấp được cho thị trường địa phương, nhưng cũng cần định hướng cho bà con mở rộng thị trường, không để bị động trong việc tìm đầu ra cho con cá địa phương.

Xem thêm
Lạng Sơn đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tái đàn vật nuôi

Lạng Sơn - Khi tái đàn vật nuôi, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Xử lý nghiêm trường hợp không tiêm vacxin phòng dại chó, mèo

BÌNH THUẬN Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Bình Thuận yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm trường hợp không chấp hành tiêm phòng vacxin phòng dại cho chó, mèo nuôi.  

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 1]: Xanh tốt trên đất đồi sỏi đá

CAO BẰNG Hàng trăm ha dâu tằm được trồng trên những sườn núi, len lỏi trong sỏi đá vươn lên xanh tốt, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân miền biên viễn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.