| Hotline: 0983.970.780

Lễ nhảy lửa của người Dao Lục Yên

Thứ Tư 04/09/2024 , 11:01 (GMT+7)

YÊN BÁI Nghi lễ nhảy lửa là nét văn hóa không thể thiếu đối với cộng đồng dân tộc Dao ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, được gìn giữ theo năm tháng qua nhiều thế hệ.

Nghi lễ nhảy lửa đã được cộng đồng người Dao đỏ ở xã Tân Phượng (huyện Lục Yên) gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh: Duy Khánh.

Nghi lễ nhảy lửa đã được cộng đồng người Dao đỏ ở xã Tân Phượng (huyện Lục Yên) gìn giữ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ảnh: Duy Khánh.

Người Dao đỏ có lịch sử sinh sống lâu đời trên địa bàn huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Giữa nhịp sống hiện đại, các thế hệ người Dao đỏ vẫn luôn chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình thông qua trang phục, tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ và các nghi thức truyền thống. Trong đó, nghi lễ hội nhảy lửa là một hoạt động độc đáo, mang đậm bản sắc, chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần lâu đời trong cộng đồng người Dao.

Theo phong tục người Dao, nhảy lửa là nghi lễ chứa đựng nhiều giá trị tâm linh sâu sắc, được tổ chức để cầu thần linh phù hộ, bảo vệ gia đình, dòng tộc, bản làng bình an, thịnh vượng. Bên cạnh đó còn để xua đuổi tà ma, bệnh tật, cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc và luyện âm binh, âm tướng cho những người đã cấp sắc.

Nghi lễ nhảy lửa thường diễn ra vào buổi tối với sự chứng kiến của đông đảo người dân và dư khách. Ảnh: Duy Khánh.

Nghi lễ nhảy lửa thường diễn ra vào buổi tối với sự chứng kiến của đông đảo người dân và dư khách. Ảnh: Duy Khánh.

Ngọn lửa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và văn hóa, tâm linh của người Dao đỏ. Mọi người tin rằng khi lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân làng một năm mới bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. 

Lễ nhảy lửa của người Dao trước đây chỉ được tổ chức vào đầu tháng Giêng hàng năm. Hiện nay, nghi lễ này được đưa vào các dịp lễ hội, nhằm giới thiệu, bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo.

Nghi lễ bắt đầu bằng việc thầy cúng thực hiện một loạt bài cúng, cầu khấn trước bàn thờ tổ tiên, ở cạnh khu vực làm lễ đốt một đống lửa lớn. Những người tham gia nhảy lửa là những chàng trai đã trưởng thành, những người đàn ông đã được làm lễ cấp sắc và thường phải có căn chi riêng, người Dao gọi là “búng hênh” tức (xương nhẹ) thì các vị thần tiên trên trời mới gọi đến, mới nhảy vào lửa được.

Trước khi nhảy lửa, những người này phải thực hiện các nghi thức như tắm nước hương thơm, thắp hương, cúi đầu trước bàn thờ tổ tiên, lắng nghe bài khấn của thầy cúng...

Một đám lửa lớn được đốt ở giữa khoảng sân rộng để những người đàn ông người Dao thực hiện nghi lễ nhảy lửa. Ảnh: Duy Khánh.

Một đám lửa lớn được đốt ở giữa khoảng sân rộng để những người đàn ông người Dao thực hiện nghi lễ nhảy lửa. Ảnh: Duy Khánh.

Sau khi thầy cúng khấn xong, trong không gian tĩnh lặng, tiếng chiêng dồn dập vang lên, những người đàn ông hành lễ dưới sự dẫn dắt của thầy cúng cao tay sẽ nhảy vào đống lửa đang đỏ rực, tay bốc những nắm than hồng tung lên tạo thành những quầng lửa sáng lớn trên cao, kèm với đó là những tiếng hò reo, phấn khích của người xem.

Theo những người già, để những người nhảy lửa không bị bỏng, không bị thương, các thầy cúng phải thực hiện việc cúng, khấn với đầy đủ lễ vật, phải lập bát hương gia tiên ngay tại điểm làm lễ.

Không gian sôi động với những tiếng reo hò của người xem, cùng quầng sáng từ những đốm than hồng được tung lên từ bàn tay của những người đàn ông tham gia nhảy lửa khiến bất cứ ai khi được chứng kiến đều cảm thấy kinh ngạc và thán phục, thậm chí đôi lúc cảm thấy thấy sợ hãi. 

Những đôi chân trần của người đàn ông người Dao vẫn an toàn khi nhảy vào đống lửa lớn. Ảnh: Duy Khánh. 

Những đôi chân trần của người đàn ông người Dao vẫn an toàn khi nhảy vào đống lửa lớn. Ảnh: Duy Khánh. 

Nhiều du khách chứng kiến cảm thấy bất ngờ và lo lắng cho người tham gia nhảy lửa, họ không thể tin được đây là sự thật, bởi vì là người bằng da bằng thịt nhưng những người này dám nhảy vào đống lửa đang cháy rực đã cho thấy sự phi thường của họ. 

Sau khi nhảy vào lửa, những người hành lễ sẽ được thầy cúng hướng dẫn múa, nhảy một số điệu truyền thống của dân tộc trước bàn thờ tổ tiên, giót rượu tạ ơn tổ tiên, các sư phụ (người Dao quan niệm các vị sư phụ được mời gọi từ trời xuống).

Nghi lễ độc đáo này là nét văn hóa và niềm tự hào của cộng đồng người Dao. Ảnh: Duy Khánh.

Nghi lễ độc đáo này là nét văn hóa và niềm tự hào của cộng đồng người Dao. Ảnh: Duy Khánh.

Lễ nhảy lửa vừa là nét văn hóa truyền thống độc đáo, vừa là niềm tự hào của dân tộc Dao. Trải qua bao năm tháng, nghi lễ này vẫn được giữ gìn gần như nguyên vẹn, không chỉ là biểu tượng của sự tôn trọng đối với thế giới tâm linh, mà mỗi lần tổ chức nhảy lửa còn là dịp để cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng bản làng, quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh.

Xem thêm
Ký ức quê hương, giai điệu tình quê Bình Định

Chương trình nghệ thuật 'Ký ức quê hương' là hành trình về nguồn, tôn vinh những nhạc sĩ, ca sĩ gốc Bình Định…

Novak Djokovic giành ưu tiên cho đội tuyển quốc gia

Tay vợt Novak Djokovic cho biết ưu tiên hiện tại của mình là toàn tâm làm nhiệm vụ quốc gia với đội tuyển quần vợt Serbia.

60 đội tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024

Năm nay, Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam thu hút khoảng 60 đội bóng góp mặt tranh tài hướng tới ngôi vô địch.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.

Bình luận mới nhất