| Hotline: 0983.970.780

Liên kết nuôi cá lồng hiệu quả cao trên sông Lèn

Thứ Ba 11/01/2022 , 18:12 (GMT+7)

THANH HÓA 10 hộ dân tại xã Lĩnh Toại (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã hợp tác, liên kết nuôi cá lồng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm trên sông Lèn chảy qua địa bàn xã.

Sông Lèn, một nhánh của hệ thống sông Mã ở xứ Thanh đoạn qua xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung, chảy qua huyện Nga Sơn rồi đổ ra biển. Hiện ở sông Lèn có hàng chục hộ gia đình ở làng Chế Thôn (xã Hà Toại, huyện Hà Trung) đã dời đến đây sinh sống với nghề nuôi cá lồng đã ngót chục năm nay.

Liên kết nuôi cá lồng

Vợ chồng anh Hoàng Văn Toàn (32 tuổi) là một trong 10 hộ đang nuôi cá lồng ở đây cho biết: Vợ chồng anh làm nghề nuôi cá lồng ở sông này đã 6 năm nay. Mỗi năm 1 vụ, thả nuôi những loại cá thích hợp với môi trường nước ngọt, nước lợ (khi thủy triều lên) trên sông Lèn như cá vược, cá hảu (cá ngạnh), cá nheo, trắm ốc. Nhờ nghề nuôi cá lồng, mọi trang trải cuộc sống, học tập của các con đều đảm bảo, ngoài ra còn tích lũy được một phần để có thể đầu tư mở rộng phát triển nghề.

Nuôi cá lồng trên sông Lèn cho thu nhập bình quân từ 150 - 170 triệu đồng/hộ/năm. Ảnh: Lê Như Cương.

Nuôi cá lồng trên sông Lèn cho thu nhập bình quân từ 150 - 170 triệu đồng/hộ/năm. Ảnh: Lê Như Cương.

Biết quê mình đất chật người đông, ít có cơ hội làm giàu, sau khi lập gia đình, anh Toàn được bạn bè cùng lứa hiện đang lập nghiệp thành công với nghề nuôi thủy sản lồng bè ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Nha Trang (Khánh Hòa) khuyến khích phát triển nghề này ở chính sông Lèn quê hương huyện Hà Trung. Để củng cố thêm kiến thức, anh còn tích cực tham gia các lớp tập huấn về nghề nuôi cá do địa phương tổ chức, tìm hiểu thêm từ các kênh thông tin khác...

Anh cho biết: Hệ thống lồng bè được anh xây dựng, gia cố vững chắc trên đoạn sông gần bờ 25 mét dài, 50 m3 nuôi, độ sâu 2,5m, với 6 lồng nuôi, cùng nhiều phương tiện dụng cụ với số tiền đầu tư trên 200 triệu đồng.

Hai loại vật liệu chủ yếu như khung lồng được làm bằng tuýp sắt không rỉ, dùng lưới B40 bao quanh lồng và dưới đáy, lưới nuôi là loại cước tốt đã 4 năm nay chưa hư hỏng phải thay. Hàng năm, anh được bạn bè chuyên nghề nuôi cá ở Tĩnh Gia, Nha Trang mua giúp cá giống, chất lượng tốt. Cá giống mua về thả nuôi 700 con/lồng.

Thời gian qua, các hộ nuôi cá lồng trên sông Lèn đã nuôi thành công cá nheo Mỹ, cho thu nhập cao. Ảnh: Lê Như Cương.

Thời gian qua, các hộ nuôi cá lồng trên sông Lèn đã nuôi thành công cá nheo Mỹ, cho thu nhập cao. Ảnh: Lê Như Cương.

Thức ăn chủ yếu lá cá đồng, cá biển nhỏ mua về rửa sạch, cắt gai sắc và cắt thành từng miếng nhỏ ném cho cá ăn. Mỗi ngày cho ăn một lần vào buổi sáng hoặc chiều, mùa hè cho ăn 2 lần với lượng thức ăn 100 kg/1.000 con. Vào mùa đông, thời tiết giá rét, cá không ăn, tuy nhiên do đã dự trữ một lượng mỡ nên vẫn phát triển bình thường.

Cá nuôi lồng trên sông có nhiều lợi thế hơn cá đồng, cá ao, hồ do lợi thế tự nhiên, cá sống ở môi trường nước luôn thay đổi trong sạch, nhiều lượng ô xy, ánh sáng, ánh nắng, gió, không gian thoáng giúp cá sinh trưởng phát triển nhanh, dịch bệnh cũng ít xảy ra.

Về mùa bão lụt, nước sông đục khiến cá có thể chết hàng loạt, lũ dâng gây nguy cơ mất an toàn đối với người và tài sản. Do vậy, hệ thống lồng bè của gia đình anh và các hộ nuôi phải di dời đến sông Kinh Nga để tránh rủi ro thiệt hại và duy trì sản xuất bình thường.

Hiện 6 lồng anh nuôi 4 loại cá khác nhau gồm cá vược, trắm ốc (ít hơn), cá ngạnh, cá lăng (nuôi lồng riêng). Sau một năm nuôi, anh sẽ thu hoạch và xuất bán. Cá nuôi 1 năm có trọng lượng 2 kg/con, giá bán ra 100.000 đồng/kg; cá từ 2 năm trở lên trọng lượng từ 3 - 4 kg/con, giá 120.000 đồng/kg; đặc biệt, trắm ốc 6 năm tuổi nặng tới 20 kg/con.

Thức ăn cho cá lồng được tận dụng từ nguồn cá tạp giá rẻ tại địa phương. Ảnh: Lê Như Cương.

Thức ăn cho cá lồng được tận dụng từ nguồn cá tạp giá rẻ tại địa phương. Ảnh: Lê Như Cương.

Hàng ngày, thương lái ở huyện Nga Sơn, các vùng liền kề, lân cận mua về phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán ăn. Anh Toàn còn cho biết: Khi thu hoạch, các hộ nuôi đã liên kết với nhau, thống nhất cá to xuất bán trước, không nhất thiết cùng thu hoạch một thời điểm.

Cá thương phẩm xuất bán quanh năm, đã có thời điểm “cháy” cá, không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tuy nhiên không vì thế mà người nuôi tùy tiện nâng giá, ép giá nên vẫn giữ được uy tín với khách hàng.

“Cá lồng sông Lèn được nuôi trong môi trường tự nhiên, thức ăn là cá đồng, cá biển (loại nhỏ), không bị ô nhiễm môi trường, không sử dụng hóa chất, nên vừa sạch, vừa đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng”, anh Toàn chia sẻ thêm.

Anh Toàn kể, một vài năm đầu do chưa có kinh nghiệm, lại ảnh hưởng lũ lụt nên thu hoạch thấp hơn, các năm khác thời tiết khí hậu thuận lợi, nuôi cá lồng đã cho thu nhập khá, sản lượng bình quân đạt từ 4 - 5 tấn cá/năm, giá bán 100.000 đồng/kg, tổng thu từ 400 - 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí đầu tư được lãi từ 150 - 170 triệu đồng/năm. Ngoài hộ anh Toàn, các hộ anh Hoàng Văn Nam, Hoàng Văn Chương trong tổ liên kết cũng đạt khá cả về năng xuất, sản lượng và giá trị, lợi nhuận thu về không kém hộ anh Toàn.

Nuôi thí điểm thành công cá nheo Mỹ

Năm 2021, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hà Trung triển khai mô hình “Liên kết nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm bằng lồng trên sông Lèn gắn với thị trường tiêu thụ”. Có 3 hộ gồm anh Hoàng Văn Nam, Hoàng Văn Toàn, Hoàng Văn Chương được lựa chọn (trong số 10 hộ của tổ liên kết) tham gia mô hình thả nuôi 2.500 con cá nheo Mỹ trên diện tích 250m3, thời gian nuôi 10 tháng.

Hiện nay, huyện Hà Trung đang có chủ trương mở rộng, hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác nuôi cá lồng trên sông Lèn. Ảnh: Lê Như Cương.

Hiện nay, huyện Hà Trung đang có chủ trương mở rộng, hỗ trợ thành lập Tổ hợp tác nuôi cá lồng trên sông Lèn. Ảnh: Lê Như Cương.

Các hộ chủ động đặt mua giống cá nheo Mỹ tại cơ sở có đăng ký sản xuất kinh doanh và được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ kinh phí. Mô hình nghiệm thu sau gần 10 tháng triển khai được đánh giá đạt kết quả tốt.

Về kỹ thuật, tiêu chuẩn giống đều đảm bảo theo yêu cầu, thức ăn duy trì 30 - 40% hàm lượng protein. Mật độ thả nuôi 10 con/m3, tỷ lệ sống khỏe đạt bình quân 85,3%, trên mức yêu cầu. Cỡ cá thu hoạch trung bình 1,64 kg/con, tăng 0,14g/con so với yêu cầu. Hệ số thức ăn 1,7 kg/kg cá thương phẩm; năng suất đạt 14kg/m3, tăng 2kg so với yêu cầu.

Hạch toán kinh tế, tổng chi phí 133 triệu đồng, tổng thu 210 triệu đồng, lợi nhuận đạt 77.840.000 đồng/250m3, giá trị tăng nhiều lần so với nuôi xen ghép cá truyền thống.

Ông Mai Văn Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lĩnh Toại cho biết: Để khuyến khích các hộ dân đang nuôi cá lồng hàng hóa trên sông Lèn, địa phương sẽ phối hợp cùng các thành viên trong tổ liên kết, sản xuất khảo sát tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm; có cơ chế hỗ trợ một phần vốn tạo thuận lợi cho các hộ tiếp tục đầu tư mở rộng lồng nuôi, đồng thời xúc tiến thành lập Tổ hợp tác dịch vụ nghề cá ở địa phương trong thời gian tới.

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm