| Hotline: 0983.970.780

Luật sư nói về đặc quyền của 'bà chủ tịch' Tập đoàn Nam Cường

Thứ Sáu 09/08/2019 , 08:43 (GMT+7)

“Một Cty kinh doanh về xây dựng, bất động sản mà lại để sai phạm xảy ra ngay tại nhà lãnh đạo của họ, thì khách hàng hoàn toàn có quyền nghĩ rằng các công trình của họ cũng như vậy”, luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Cty luật Trường Sơn, cho biết.

1145345415
Căn biệt thự có diện tích mặt sàn hơn 8.700m2 của nhà bà Lê Thị Thúy Ngà – Chủ tịch Cty TNHH Tập đoàn Nam Cường.

Luật sư cho biết sau khi đọc bài trên Báo Nông nghiệp Việt Nam về “đặc quyền” của bà Lê Thị Thúy Ngà – Chủ tịch Cty TNHH Tập đoàn Nam Cường (Cty Nam Cường), có thể nhìn ra ngay khách hàng sẽ bị rủi ro khi mua sản phẩm của Cty này. “Bản thân họ không gương mẫu, thì khách hàng cũng có thể mua phải sản phẩm bị lỗi, hoặc sản phẩm vi phạm Luật Xây dựng”. 

Về góc độ quản lý Nhà nước của quận Hà Đông, nơi để xảy ra việc hai Sở chuyên môn của Hà Nội phải ra văn bản “chạy theo” căn biệt thự có diện tích sàn tới hơn 8.700m2 của bà Ngà, ông Tuấn đặt ra hai khả năng: “Nếu không biết, thì cơ quan quản lý có vấn đề về năng lực. Còn nếu biết mà vẫn để sai phạm xây dựng quy mô hàng nghìn m2, xảy ra trong nhiều năm, thì đây là câu chuyện thiếu trách nhiệm gây hậu quả”.

Với trách nhiệm của bà Chủ tịch Cty Nam Cường, luật sư Tuấn cho rằng cần xác định thời điểm biệt thự hoàn thành trước 15/1/2018, thì phải bị xử phạt theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Theo đó, Khoản 7 của Nghị định 121 quy định: Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng với hành vi xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng. 

Khoản 8 của Nghị định cũng ghi rõ: Sau khi có biên bản vi phạm hành chính của người có thẩm quyền mà vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm bị xử phạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng (nếu có).

Cụ thể hơn, luật sư Tuấn cho biết nếu công trình của bà chủ tịch Cty Nam Cường không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, thì ngoài việc bị phạt hành chính, còn bị buộc nộp lại số lợi nhuận bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng hoặc công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

Nếu công trình sai phạm của bà Ngà kéo dài qua ngày 15/1/2018, mà trước đó chưa bị xử phạt, chưa có giấy phép điều chỉnh xây dựng hoặc chưa có giấy phép cho thay đổi thiết kế cơ sở, thì phải áp dụng điều 32 của Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Cụ thể là buộc thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt ban đầu, không có chuyện “phạt cho tồn tại” nữa.

Trước đó, ông Ninh Đức Tước, Đội phó đội Quản lý trật tự xây dựng quận Hà Đông, nói đơn vị này “chỉ nắm sơ qua” về việc bà Ngà xin thay đổi thiết kế và “không có hồ sơ”. 

Luật sư Tuấn cảnh báo khách hàng về việc các Cty xây dựng, kinh doanh bất động sản có cả đội ngũ tư vấn pháp lý đứng sau, trong khi khách hàng thường không đủ kiến thức pháp luật để đòi hỏi quyền lợi chính đáng.

“Tôi cho rằng người đầu tư mua bất động sản để ở, hoặc để cho thuê, cần tham vấn ý kiến luật sư trước khi đặt bút ký hợp đồng, chuyển tiền. Bởi nếu không đủ kiến thức pháp luật, khách hàng sẽ ở thế rất yếu khi có sai phạm xảy ra từ phía chủ đầu tư. Việc nhiều người mua nhà của Tập đoàn Mường Thanh rồi không được cấp sổ đỏ là bài học nhãn tiền”, luật sư Tuấn nói.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất