| Hotline: 0983.970.780

Méo mặt chống sâu keo!

Thứ Sáu 19/07/2019 , 06:57 (GMT+7)

Dịch sâu keo mùa thu hiện đã xuất hiện tại 10 tỉnh, thành phía Nam, trong đó, Đồng Nai là địa phương đứng đầu về diện tích bắp đang bị sâu keo mùa thu tấn công với gần 500ha bị nhiễm bệnh và đang tiếp tục lây lan nhanh…

Nông dân lúng túng

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Đồng Nai cho biết, vụ hè thu năm nay toàn tỉnh đã gieo trồng trên 14.000ha bắp. Hơn 1 tháng qua, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và lây lan khá nhanh. Do là loài sâu hại mới, sức cắn phá rất khỏe, khiến nông dân càng lo lắng và lúng túng trong khâu xử lý dẫn đến tốc độ lây lan của dịch rất nhanh.

15-31-48_nh_1
Người trồng bắp Đồng Nai đang khá lúng túng với việc xử lý loài sâu keo hại bắp.

Ông Nguyễn Bá Hồng ở xã Xuân Đông (huyện Cẩm  Mỹ) lo lắng: “Loài sâu này chỉ mới xuất hiện trong vụ bắp hè thu năm nay, chúng cắn phá khá mạnh, cây lớn, cây nhỏ đều bị tấn công, nếu không xử lý kịp thời thì chúng ăn hết lá chỉ còn cụt ngủn lại ngọn, không phát triển được. Do vậy bà con chúng tôi cũng chỉ biết mong chờ vào chính quyền địa phương sớm có giải pháp nhằm giảm sự lây lan của loài sâu này”.

Cùng tâm trạng, ông Lý Quốc Sầu ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc) chia sẻ: “Thời gian đầu, nông dân chúng tôi rất lo lắng và lúng túng vì sâu keo mùa thu là loài sâu mới, đã có những hộ dân méo mặt vì cả ruộng bắp tan hoang. Vừa qua, khi được tập huấn cách xử lý thì bà con mới biết cách phòng trừ sâu keo mùa thu và kiểm soát loài sâu bệnh này”.

Đang khống chế hiệu quả loài sâu keo mùa thu giữa vùng trồng bắp lớn của tỉnh Đồng Nai có thể kể đến ông Phạm Văn Ngọc (xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất), hiện trồng 20ha bắp đang trong giai đoạn phát triển (60 - 70 ngày).

15-31-48_nh_4
Sâu keo đang có diễn biến phức tạp và lây lan nhanh.

Theo ông Ngọc, do toàn bộ diện tích bắp của ông sử dụng nguồn giống tốt và xử lý thuốc phòng trừ sớm ngay từ khi cây còn nhỏ nên không bị thiệt hại nặng. Kinh nghiệm của ông Ngọc cho thấy, sâu keo mùa thu thường xuất hiện gây hại từ khi bắp ở giai đoạn cây con 15 - 20 ngày tuổi.

Cần phải thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm từ gian đoạn cây con đến giai đoạn bắp trổ cờ, nếu thấy ít thì bắt bằng tay, còn nhiều thì phải xử lý hạt bằng thuốc, từ 2 - 3 đợt thuốc mới hiệu quả.
 

Không được chủ quan

Theo Chi cục Trồng trọt - BVTV tỉnh Đồng Nai, sâu keo mùa thu xuất hiện tại Đồng Nai vào cuối tháng 4 năm nay. Do thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển nên chỉ khoảng hơn 1 tháng sau, toàn tỉnh Đồng Nai đã có hàng trăm ha bắp bị sâu keo mùa thu phá hoại. Những địa phương bị sâu keo tàn phá mạnh có huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc, Định Quán, Trảng Bom và Thống Nhất, với tỷ lệ cây bắp bị hại rất cao.

Ông Đặng Mạnh Cường, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt - BVTV huyện Xuân Lộc cho biết: Hiện nay trên địa bàn huyện có gần 50ha bắp bị sâu keo mùa thu phá hoại, do đây là loài sâu mới nên nông dân khá lúng túng, sử dụng chưa đúng thuốc và các biện pháp phòng, trừ khiến nhiều diện tích bắp bị thiệt hại nặng hoặc mất trắng. Trạm cũng đã cảnh báo nông dân trồng bắp không được chủ quan với loại sâu hại này.

15-31-48_nh_5
Sâu keo đang gây hại trên cây bắp ở Đồng Nai.

“Loại sâu keo mùa thu tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời. Do đó, ngay sau khi loài sâu này xuất hiện, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn cho nông dân nhận biết về sự nguy hại và cách phòng trừ và chủ động hơn trong việc diệt loài sâu nguy hiểm này, không để lây lan thành đại dịch”, ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết. 

"Thức ăn ưa thích nhất của sâu keo mùa thu là bắp nếp, bắp ngọt. Vì thế, bà con nông dân cần thực hiện đồng bộ các biện pháp, như làm đất kỹ để diệt ấu trùng, nhộng trong đất; trồng luân canh với lúa nước ngay sau vụ bắp để diệt nhộng; do sâu và trứng ẩn sâu trong thân bắp, người trồng phải bắt sâu hoặc tìm ổ trứng, ngắt tiêu hủy. Ngoài ra, cần sử dụng bẫy, bả như bẫy dính màu vàng có pheromone giới tính, bẫy bả chua ngọt để diệt con ngài trưởng thành.

Với bẫy cây trồng, nông dân có thể trồng một số diện tích cỏ voi, bắp nếp sớm hơn so với thời vụ chung để dẫn dụ bướm đến đẻ trứng rồi sử dụng bẫy diệt con ngài trưởng thành, ngắt ổ trứng và phun thuốc trừ sâu non trên các diện tích bẫy cây trồng".

(Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc).

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Kết quả thực tiễn sẽ thuyết phục nông dân sử dụng vacxin

'Khi người nuôi lợn thấy vacxin AVAC ASF LIVE bảo hộ tốt, bản thân họ sẽ chủ động truyền kinh nghiệm đến những người xung quanh', TS Nguyễn Văn Điệp chia sẻ.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.