| Hotline: 0983.970.780

Mô hình kinh tế tuần hoàn, quy trình canh tác hữu cơ ở Hậu Giang

Thứ Năm 27/10/2022 , 08:28 (GMT+7)

Hậu Giang Kinh tế tuần hoàn từ rơm để nuôi bò, trồng nấm, nuôi trùng quế, nuôi cá, gia cầm không chỉ phát triển nông nghiệp bền vững mà còn nâng cao giá trị sử dụng đất.

Chiều 26/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang tổ chức tham quan mô hình trồng dưa lưới và kinh tế tuần hoàn tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tham quan mô hình có nông dân các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Long An và Hậu Giang.

Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát sẵn sàng hợp tác phát triển cây dưa lưới công nghệ cao với bà con nông dân và bao tiêu đầu ra cho nhà nông liên kết sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát sẵn sàng hợp tác phát triển cây dưa lưới công nghệ cao với bà con nông dân và bao tiêu đầu ra cho nhà nông liên kết sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn đã đến tìm hiểu quy trình trồng dưa lưới trong nhà màng tại Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát (ấp Tân Long B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp). Đây là hợp tác xã liên kết trồng dưa lưới với tổng diện tích nhà màng lên đến 22.000 m2, quy trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ.

Ông Võ Văn Trưng, Giám đốc Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát cho biết, đơn vị sẵn sàng liên kết sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm với bà con nông dân muốn phát triển cây dưa lưới công nghệ cao. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ từ thiết kế nhà màng, cung ứng cây giống, giá thể trồng, chất dinh dưỡng, kỹ thuật trồng và bao tiêu đầu ra cho nhà nông liên kết sản xuất.

Tiếp đó, đoàn đã đến tham quan trang trại kinh tế tuần hoàn của Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong ở ấp Tân Long, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Giám đốc Công ty, bà Lữ Thị Nhật Hằng cho biết, đơn vị phát triển kinh tế tuần hoàn khép kín, tân dụng nguồn rơm sẵn có tại địa phương để chăn nuôi bò thịt, trồng nấm rơm. Chất thải của bò và rơm mục sau trồng nấm được phối trộn để nuôi trùn quế. Trùn quế dùng làm thức ăn nuôi cá và gia cầm. Phân trùn quế trồng cỏ, bắp sinh khối để ủ chua làm thức ăn cho bò. Ngoài ra, công ty còn kết hợp điện mặt trời áp mái để nâng cao giá trị sử dụng đất, cũng như làm mái che để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết bất lợi đối với các mô hình nông nghiệp tuần hoàn phía dưới.

Mô hình kinh tế tuần hoàn của Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong ở ấp Tân Long, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Đào Chánh.

Mô hình kinh tế tuần hoàn của Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong ở ấp Tân Long, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Đào Chánh.

Hiện sản của phẩm của Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong cung ứng ra thị trường hàng ngày gồm có nấm rơm, trứng gà, trứng chim trĩ, trùng sinh khối, trùn đông lạnh, phân bón hữu cơ từ phân trùn quế. Ngoài ra, còn có các sản phẩm bán theo đợt thu hoạch như bò thịt, gà, vịt nuôi thả vườn, cá thát lát, các sặc rằn… Đặc biệt, tất cả các sản phẩm đều được ngành chức năng hỗ trợ truy xuất nguồn gốc ằng mã QR Code, rất thuận lợi cho người tiêu dùng tìm hiểu quy trình sản xuất trước khi quyết định mua hàng, an tâm sử dụng.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh đánh giá mô hình kinh tế tuần hoàn, lấy quy trình canh tác hữu cơ là chính, sản phẩm làm ra rất an toàn, không gây hại cho môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh đánh giá mô hình kinh tế tuần hoàn, lấy quy trình canh tác hữu cơ là chính, sản phẩm làm ra rất an toàn, không gây hại cho môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh đánh giá mô hình kinh tế tuần hoàn, lấy quy trình canh tác hữu cơ là chính, sản phẩm làm ra rất an toàn, không gây hại cho môi trường. Sản phẩm làm ra không chỉ để xuất khẩu mà là để phục vụ chính người dân Việt Nam, với như cầu chính đang là tiêu dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe.

“Tất cả sản phẩm của Công ty Ngũ Thường Mekong và Hợp tác xã Dưa lưới Thuận Phát đều rất minh bạch, từ cái tem mã QR Code. Người tiêu dùng có thể chứng kiến cả quy trình sản xuất, được các cơ quan nhà nước chứng nhận hợp quy, an toàn cho sức khỏe người dùng”, ông Thanh đánh giá.

Cùng ngày, đoàn đã đến tham quan điểm tư vấn kỹ thuật và cửa hàng dịch vụ khuyến nông (đặt tại TP Vị Thanh) thuộc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang.

Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp Hậu Giang cho biết, hoạt động chính của điểm tư vấn và dịch vụ khuyến nông là tư vấn miễn phí cho bà con nông dân về các chính sách đầu tư, hỗ trợ của ngành nông nghiệp. Tư vấn về khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, các quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị và thu nhập. Các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như nhà màng, nhà lưới, thiết bị tưới tự động… Các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng được hỗ trợ trưng bày, quảng bá tại đây.

Đoàn xem trình diễn dòng máy bay phục vụ sản xuất nông nghiệp, có thể thực hiện 3 chức năng, sạ lúa, bón phân và phun thuốc BVTV, 1 máy có thể đáp ứng khâu gieo sạ và chăm sóc lúa trên diện tích 250 ha. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn xem trình diễn dòng máy bay phục vụ sản xuất nông nghiệp, có thể thực hiện 3 chức năng, sạ lúa, bón phân và phun thuốc BVTV, 1 máy có thể đáp ứng khâu gieo sạ và chăm sóc lúa trên diện tích 250 ha. Ảnh: Trung Chánh.

Ngoài ra, đoàn còn xem trình diễn máy bay không người lái (Drone) phục vụ sạ lúa, bón phân và phun thuốc BVTV. Đây là dòng máy bay phục vụ nông nghiệp khá hiện đại, có thể thực hiện 3 chức năng, sạ lúa, bón phân (cả dạng hạt và dạng bột) và phun thuốc BVTV. Một máy có thể đáp ứng khâu gieo sạ và chăm sóc lúa trên diện tích 250 ha, rất phù hợp cho hoạt động của các hợp tác xã hoặc hình thành tổ dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.