| Hotline: 0983.970.780

Nhiều vướng mắc trong việc ‘xoá sổ’ hàng trăm lò gạch thủ công

Thứ Sáu 29/07/2022 , 06:16 (GMT+7)

Tỉnh Kon Tum đang “xóa sổ” hàng trăm lò gạch thủ công, nhưng vấn đề giải quyết việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề cần được tính đến nhằm đảm bảo cuộc sống người dân.

Những lò gạch thủ công ở Kon Tum đang dần bị xóa bỏ. Ảnh Tuấn Anh.

Những lò gạch thủ công ở Kon Tum đang dần bị xóa bỏ. Ảnh Tuấn Anh.

Chấm dứt lò gạch thủ công vào năm 2025

Trước những tác hại của các lò gạch thủ công gây ra ô nhiễm môi trường và việc chặt phá rừng làm củi nung gạch, năm 2013, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Địa phương này cũng đã nỗ lực trong việc xoá bỏ là gạch thủ công, tuy nhiên việc xoá bỏ này vẫn chưa đạt mục tiêu theo lộ trình đề ra.

Theo báo cáo của Phòng Kinh tế TP. Kon Tum (tỉnh Kon Tum), thời điểm năm 2018, trên địa bàn thành phố có 202 cơ sở sản xuất gạch xây dựng đất sét nung bằng lò thủ công. Theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch theo lộ trình giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.  Đến nay, thành phố đã tháo dỡ được 161, còn 41 cơ sở sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công.

Xóa bỏ lò gạch thủ công sẽ giảm ô nhiễm môi trường và tình trạng phá rừng. Ảnh Tuấn Anh.

Xóa bỏ lò gạch thủ công sẽ giảm ô nhiễm môi trường và tình trạng phá rừng. Ảnh Tuấn Anh.

Là 1 trong những địa phương có số lò gạch thủ công sản xuất tập trung lớn nhất của tỉnh Kon Tum, phường Ngô Mây những năm trước có khoảng 37 cơ sở với 68 lò gạch thủ công. Thời gian qua, phường đã từng bước vận động người dân thực hiện lộ trình chấm dứt sản xuất gạch thủ công, chuyển đổi sang ngành nghề khác. Cùng với đó, phường đã siết chặt và xử lý nghiêm hoạt động khai thác khoáng sản đất sét trái phép trên địa bàn. Đến nay, trên địa bàn vẫn còn 3 cơ sở với 6 lò gạch vẫn đang hoạt động.

Ông Phan Thanh Nam, Trưởng phòng Kinh tế, UBND TP. Kon Tum cho biết, thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở thực hiện chủ trương về lộ trình giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

“Đảm bảo lộ trình đến năm 2025 phải chấm dứt hoàn toàn các lò thủ công và tiến đến ổn định các cơ sở sản xuất gạch không nung đã có, phát triển mở rộng sản lượng 40 triệu viên quy chuẩn/năm theo kế hoạch đã đề ra”, ông Nam chia sẻ.

Chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người lao động cần được tính đến khi lo gạch thủ công xóa sổ. Ảnh Tuấn Anh.

Chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người lao động cần được tính đến khi lo gạch thủ công xóa sổ. Ảnh Tuấn Anh.

Khó khăn trong chuyển đổi nghề

Siết chặt quản lý khai thác khoáng sản đất sét, nhiên liệu đốt có nguồn gốc từ rừng bước đầu đã kéo giảm được số lượng các lò gạch thủ công trên địa bàn. Tuy nhiên, các chủ cơ sở sản xuất gạch thủ công mong muốn nhà nước cần hỗ trợ việc chuyển đổi ngành nghề cho những lao động sau khi đóng cửa hoàn toàn các lò gạch thủ công. 

Ông Lê Đình Chuyên (phường Ngô Mây, TP. Kon Tum) cho biết, hơn 10 năm qua, gia đình và họ hàng tôi đã sống nhờ nghề làm gạch thủ công. Tôi cũng vay mượn để đầu tư gần 1 tỷ đồng mua đất và xây dựng lò gạch thủ công nhằm mở rộng sản xuất. “Nhà nước chưa có chính sách để hỗ trợ về kinh tế, trợ cấp cho các cơ sở lo gạch thủ công và người lao động trong thời gian tìm công việc khác. Chúng tôi mong Nhà nước có những định hướng, hỗ trợ kịp thời nhằm giúp người dân trong giai đoạn tìm nghề phù hợp như hiện nay”, ông Chuyên chia sẻ.

Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã gắn bó với nghề gạch thủ công từ lâu đời. Ảnh Tuấn Anh.

Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã gắn bó với nghề gạch thủ công từ lâu đời. Ảnh Tuấn Anh.

Ông Dương Anh Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Kon Tum cho biết, hiện nay các hộ dân cơ bản đồng tình xoá bỏ các lò gạch thủ công. Tuy nhiên, vẫn còn rải rác một số hộ chưa chịu xóa bỏ do công ăn việc làm còn khó khăn và chưa có chính sách hỗ trợ cụ thể của Nhà nước đối với lĩnh vực này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.