| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà thịt bản địa an toàn sinh học

Thứ Tư 24/11/2021 , 10:00 (GMT+7)

Quảng Trị từng bước hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa, phát huy lợi thế và tạo thương hiệu cho giống gà Ri bản địa và gà Cu Roang tại huyện Đakrông.

Đakrông là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong 63 huyện nghèo trong cả nước, với đa phần là đồng bào dân tộc.

Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã thực hiện mô hình “Chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học” tại xã Ba Lòng, huyện Đakrông.

Các hộ dân đã chuyển từ chăn thả tự nhiên sang nuôi có nhốt chuồng, làm đệm lót sinh học. Ảnh: PVT.

Các hộ dân đã chuyển từ chăn thả tự nhiên sang nuôi có nhốt chuồng, làm đệm lót sinh học. Ảnh: PVT.

Mô hình triển khai với quy mô 600 con, được nuôi ở 6 hộ dân. Các hộ được hỗ trợ 70% kinh phí mua con giống (giống gà Cu Roang và giống gà Ri bản địa mua tại địa phương), vật tư thiết bị, chế phẩm vi sinh, làm đệm lót sinh học. 

Trước đây, anh Hồ Văn Phúc thôn Mai Sơn, xã Ba Lòng nuôi gà nhưng không có chuồng trại, đôi khi có chuồng trại thì rất sơ sài, tạm bợ. Chăm sóc, nuôi dưỡng chưa có sự đầu tư, chăn nuôi theo hướng thả rông, “nhờ trời” nên hiệu quả không cao.

Tham gia mô hình, anh đã chuyển sang hình thức chăn nuôi có chuồng trại, kiểm soát dịch bệnh. Anh Phúc cũng ý thức hơn trong việc tận dụng những sản phẩm và phế phụ phẩm trong nông nghiệp sẵn có để phục vụ chăn nuôi gà. Sau hơn 3 tháng nuôi, gà sinh trưởng phát triển rất tốt, trọng lượng bình quân đạt khoảng 1,3 kg/con.

Mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa tại xã Ba lòng đã giúp các hộ dân nơi đây biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà nên tỷ lệ sống cao, đặc biệt đã cải thiện được vấn đề môi trường nhờ chăn nuôi trên nền đệm lót, có chuồng trại đảm bảo.

Sau 3 tháng nuôi, giống gà bản địa có khả năng thích nghi rất tốt. Các chỉ số về sinh trưởng đều đạt và vượt yêu cầu đề ra như: Khối lượng bình quân gà mái 1,2 kg/con, gà trống 1,4 kg/con, tỷ lệ nuôi sống đạt 95%. Với giá bán tại huyện Đakrông là 120.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí mỗi hộ thu lãi trên 6,5 triệu đồng.

Giống gà Ri bản địa và gà Cu Roang có giá trị kinh tế cao. Ảnh: PVT.

Giống gà Ri bản địa và gà Cu Roang có giá trị kinh tế cao. Ảnh: PVT.

Thành công của mô hình đã giúp bà con thay đổi nhận thức, tập quán từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi có đầu tư thâm canh, có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mô hình cũng là nơi để bà con trong vùng học tập và nhân rộng.

Đây là cơ sở để từng bước hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa, phát huy lợi thế và tạo thương hiệu cho giống gà Ri bản địa và gà Cu Roang.

Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Sở NN-PTNT được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao đỡ đầu các xã khó khăn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có xã Ba Lòng.

Trên cơ sở thành công mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng an toàn sinh học, Sở sẽ chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tiếp tục phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y nghiên cứu sàng lọc, giữ, bảo tồn nguồn ren gà Cu Roang và gà Ri bản địa có giá trị kinh tế cao sau này.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.