| Hotline: 0983.970.780

Phải có lòng tự trọng trong nghiên cứu, ứng dụng các đề tài khoa học

Thứ Sáu 07/07/2023 , 13:00 (GMT+7)

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu người làm nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải thực chất, không làm đối phó, nghiệm thu cho có mà phải chuyển giao, ứng dụng vào thực tế.

Sáng ngày 7/7, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2023.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến dự, chỉ đạo Hội nghị.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua, lĩnh vực này còn nhiều vấn đề tồn tại, vướng mắc cần giải quyết để đạt được hiệu quả tốt hơn trong thời gian tới.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu người làm nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải thực chất, không làm đối phó, nghiệm thu cho có mà phải chuyển giao, ứng dụng vào thực tế. Ảhh: Kiên Trung.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu người làm nghiên cứu khoa học nông nghiệp phải thực chất, không làm đối phó, nghiệm thu cho có mà phải chuyển giao, ứng dụng vào thực tế. Ảhh: Kiên Trung.

Thứ trưởng yêu cầu lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường thẳng thắn chia sẻ những tồn tại, khó khăn; có các giải pháp để công tác khoa học công nghệ, môi trường phải thực chất, hiệu quả và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.

“Cần phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, thay đổi từ trong công tác quản lý nhà nước từ Vụ trở xuống tới việc triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học của các Viện, đơn vị trực thuộc.

Phải có một môi trường làm khoa học thực sự, kết quả thực sự. Đề tài nghiên cứu phải có tính ứng dụng để đảm bảo hiệu quả đầu tư của nhà nước. Làm gì cũng cần có động lực để phấn đấu” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý.

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN-PTNT, sáng 7/7. Ảnh: Kiên Trung.

Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN-PTNT, sáng 7/7. Ảnh: Kiên Trung.

Cũng theo Thứ trưởng, qua báo cáo, nội dung công việc rất nhiều ở các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ của ngành thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt. Ông yêu cầu các dự án nghiên cứu phải thực chất, có tính ứng dụng, không được phép nghiệm thu rồi để đấy.

“Thị trường công nghệ bây giờ rất nhanh, cứ liên tục, liên tục, nếu nghiên cứu khoa học không ứng dụng, nghiệm thu, nghiên cứu xong đắp chiếu để đấy mà không đưa ra thị trường được thì kết quả nghiên cứu còn xa vời, mênh mông lắm.

Mình phải nhìn lại mình, tiên trách kỷ hậu trách nhân, phải làm ra sản phẩm hàng hóa, phải có lòng tự trọng trong công tác nghiên cứu khoa học, quản lý theo lĩnh vực. Nếu cứ loay hoay mãi nghiên cứu cơ bản mà không có tính ứng dụng thực tế thì không thực chất” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý.

Hội đồng nghiệm thu ý kiến thì nhiều nhưng tính ứng dụng không cao. Công thức thức ăn thì phải ra khẩu phần… Xem lại tất cả để nó có bước chuyển. Đấy là chỉ tiêu đánh giá chất lượng, kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu khoa học phải theo đơn đặt hàng

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) chia sẻ: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam có 19 đơn vị trực thuộc, nguồn kinh phí cấp cho mỗi đơn vị một năm trên 21 tỷ đồng với 552 nhiệm vụ nghiên cứu theo “đơn đặt hàng” với Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các địa phương, trong đó, ngân sách hợp tác quốc tế chiếm 18% tổng kinh phí.

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Kiên Trung.

PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Kiên Trung.

Hiện tại, VAAS đang tập trung vào nghiên cứu các giống cây thực phẩm (11 giống cây chủ yếu là cây lương thực và cây màu như nghiên cứu giống ngô sinh khối, đậu tương, khoai lang, dong riềng…; 6 giống cây ăn quả).

Từ thực trạng ngành rau quả phát triển rất mạnh trong mấy năm qua, trở thành lĩnh vực rất tiềm năng nên nhu cầu về các giống cây này rất lớn. Định hướng nghiên của VAAS đẩy mạnh vào những giống cây có hiệu quả kinh tế cao.

Cây lương thực, VAAS nghiên cứu giống lúa thảo dược; xây dựng 10 vườn cây đầu dòng đảm bảo chất lượng (gồm 12ha giống bưởi da xanh, chanh dây, nhãn xuồng, mít ta, sầu riêng, bơ sáp, chôm chôm…) là những sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngoài ra, nhiệm vụ bảo tồn giống cây ăn quả truyền thống, bản địa cũng đang được VAAS chú trọng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến. Ảnh: Kiên Trung.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến. Ảnh: Kiên Trung.

Viện cũng đang hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép khảo nghiệm các chế phẩm sinh học cho các loại cây trồng, tập trung ứng dụng các vi sinh vật.

Để giải quyết bài toán khó khăn về kinh phí dành cho công tác nghiên cứu khoa học, Viện triển khai hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài như hợp tác với đối tác Hàn Quốc nghiên cứu giống khoai tây; phục hồi ngành dâu tằm trên toàn quốc… thay thế cho giống tằm Trung Quốc… Đây là giải pháp đang được VAAS triển khai để tháo gỡ.

Theo PGS.TS Đào Thế Anh, một vấn đề đang xảy ra tại VAAS đó là hiện tượng “chảy máu chất xám”, chủ yếu ở lĩnh vực nhóm cán bộ chất lượng cao, được đào tạo tiến sỹ từ nước ngoài về. Do những khó khăn về thực tế không giữ chân được chuyên gia, bị các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân lôi kéo, mời gọi nên đã có sự dịch chuyển, chảy máu chất xám. Từ đó đặt ra những khó khăn trong công tác đào tạo thế hệ cán bộ, nhà nghiên cứu kế cận.

Một vấn đề mà PGS.TS Đào Thế Anh báo cáo lãnh đạo Bộ, đó là vấn đề thu tác quyền trong nghiên cứu khoa học đối với những công trình nghiên cứu giống cây được ứng dụng trong thực tiễn.

Hiện, Viện Lúa ĐBSCL đang áp dụng thu tác quyền đối với một số giống lúa chất lượng cao do Viện nghiên cứu ra theo hướng liên kết 3 nhà: nhà nghiên cứu, nhà nông, nhà phân phối, mỗi một kg lúa giống sẽ được trích lại tỷ lệ một vài trăm đồng/kg lúa thương phẩm. Tuy nhiên, những quy định về Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu, quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ… nếu không xem xét kỹ sẽ mang đến những thiệt thòi cho các Viện nghiên cứu và các nhà khoa học, cũng như gây phát sinh đối với các đơn vị, cá nhân cùng tham gia công trình nghiên cứu.

Chuyển hướng trồng cây mọc nhanh sang trồng cây gỗ lớn

TS Đoàn Văn Thu (Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) cho biết, quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, Viện được Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp, hỗ trợ rất tốt trong việc quản lý, triển khai các nội dung nhiệm vụ được giao.

TS Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ảnh: Kiên Trung.

TS Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Ảnh: Kiên Trung.

“Vấn đề là làm sao để nâng cao chất lượng nghiên cứu, có tính ứng dụng vào sản xuất. Thuận lợi rất nhiều nhưng tồn tại rất lớn, giống cây lâm nghiệp đều được nghiên cứu tạo ra từ trong nước, rất ít giống nhập. Viện là đơn vị chủ chốt nghiên cứu và chuyển giao.

Những loại giống được công nhận chủ yếu là cây mọc nhanh như keo, bạch đàn… có những bất cập trong chiến lược khai thác. Chủ trương tới đây đang chuyển đổi cơ cấu cây lâm nghiệp, từ cây mọc nhanh sang đối tượng dài ngày hơn, chuyển sang trồng cây lấy gỗ lớn để phát huy rừng đa giá trị. Tuy nhiên, số giống cây bản địa được thừa nhận rất ít (3 giống cây), trong khi cây mọc nhanh được công nhận hơn 100 giống” – TS Đoàn Văn Thu phát biểu.

Một số kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2023

Lĩnh vực Trồng trọt triển khai 50 dự án, xây dựng 207 mô hình, quy mô 4.029 ha cây trồng các loại. Tổ chức chủ trì/chủ nhiệm dự án phối hợp với các Tổ Khuyến nông cộng đồng đặc biệt là các vùng nguyên liệu tích cực triển khai các nội dung, yêu cầu kỹ thuật theo thuyết minh dự án được duyệt.

Lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y triển khai 30 dự án, xây dựng 44 mô hình, quy mô 93.585 vật nuôi các loại, 140 tấn cỏ ủ chua, 1.250 đàn ong. Trong 6 tháng đầu năm, Tổ chức chủ trì đã phối hợp với các đơn vị triển khai, chính quyền địa phương triển khai dự án đảm bảo nội dung, kế hoạch đã phê duyệt.

Lĩnh vực Khuyến ngư triển khai 32 dự án, xây dựng 76 mô hình, quy mô 8.892m3 lồng nuôi; 450 m2 bể, 202,5 ha ao hồ, 300 bóng đèn led, 72 tàu khai thác (4 hầm bảo quản, 72 nhật ký điện tử) và 60 tấn cá nguyên liệu sản xuất nước mắm.

Lĩnh vực Lâm nghiệp triển khai 22 dự án, xây dựng 51 mô hình với quy mô 470 ha cây gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ, với tổng kinh phí là 25,475 tỷ đồng tại vùng miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Lĩnh vực Cơ giới hóa, ngành nghề nông thôn và Nghề muối xây dựng mô hình tổ chức dịch vụ ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa trên 35 ha với 20 hộ tham gia và 1 tổ dịch vụ.  

Khoa học, công nghệ và môi trường triển khai thực hiện 349 nhiệm vụ KH&CN, MT cấp Bộ, tập trung vào giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, bảo tồn, phục tráng nguồn gen phục vụ phát triển giống cây, con đặc sản địa phương; bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp…

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.