| Hotline: 0983.970.780

Phạt nhiều tàu cá gửi thiết bị giám sát hành trình sang tàu khác

Thứ Sáu 09/04/2021 , 09:05 (GMT+7)

Kết quả tuần tra chung giữa hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau đã phát hiện nhiều tàu cá gỡ thiết bị giám sát hành trình gửi sang tàu khác, để trong nhà, trên đảo…

Gửi thiết bị Giám sát hành trình sang tàu khác để đối phó

Thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa Ban Chỉ đạo tỉnh về IUU Kiên Giang – Cà Mau nhằm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) giữa vùng biển của hai địa phương. Chi cục Thủy sản Kiên Giang và Cà Mau xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an, Bộ đội Biên phòng hai tỉnh, tổ chức hai đợt tuần tra, kiểm tra chung hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển, mỗi đợt 10 ngày.

Lực lượng tuần tra chung giữa 2 tỉnh Kiên Giang - Cà Mau kiểm thiết bị giám sát hành trình tàu cá, phát hiện nhiều trường hợp đối phó. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng tuần tra chung giữa 2 tỉnh Kiên Giang - Cà Mau kiểm thiết bị giám sát hành trình tàu cá, phát hiện nhiều trường hợp đối phó. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, thông qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá, lực lượng tuần tra, kiểm tra chung đã phát hiện tại khu vực xã An Sơn (huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang) có tín hiệu kết nối một số thiết bị giám sát hành trình tàu cá, nhưng quan sát không thấy tàu cá thuộc đối tượng phải lắp thiết bị đang đậu tại khu vực trên.

Do đó, lực lượng tuần tra, kiểm tra chung tiến hành rà soát, kiểm tra từng phương tiện, đã phát hiện trên phương tiện không số do ông Trần Văn Tr. (ở thành phố Rạch Giá, Kiên Giang), làm chủ sở hữu có 2 thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Qua làm việc, ông Tr. khai giữ hộ cho ông Trần Huy L. (ở huyện An Minh, Kiên Giang).

Phát hiện nhiều tàu cá đối phó bằng cách gỡ thiết bị giám sát hành trình gửi sang tàu khác, để trên đảo rồi tiếp tục đi đánh bắt. Ảnh: Trung Chánh.

Phát hiện nhiều tàu cá đối phó bằng cách gỡ thiết bị giám sát hành trình gửi sang tàu khác, để trên đảo rồi tiếp tục đi đánh bắt. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng tuần tra tiếp tục kiểm tra phương tiện không số của ông L. và ông này giao nộp thêm 6 thiết bị giám sát hành trình tàu cá và khai nhận giữ hộ cho tàu cá Nhơn Nghĩa do ông Dương Văn Nh. (ở huyện An Minh) làm chủ sở. Qua kiểm tra các thiết bị đó lắp đặt cho các tàu cá có số đăng ký KG-94770-TS, KG-95203-TS, KG-93255-TS, KG-95636-TS, KG-94447-TS, KG-94448-TS, KG-95206-TS và KG-94960-TS.

Chi cục thủy sản Kiên Giang đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Tương tự, tại khu vực thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) phát hiện tại khu vực có tín hiệu kết nối một số thiết bị giám sát hành trình tàu cá, nhưng kiểm tra không thấy tàu cá đậu tại khu vực trên. Lực lượng tuần tra đã kiểm tra phát hiện tại ụ tàu Tài Lộc (xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời), có 4 thiết bị giám sát hành trình.

Qua kiểm tra các thiết bị đó lắp đặt cho các tàu cá có số đăng ký KG-95928-TS, KG-93726-TS của ông Trần Thanh S. (thành phố Rạch Giá) và tàu cá  KG-95477-TS, KG-94811-TS của ông Trần Văn S. (huyện Châu Thành, Kiên Giang).

Chi cục Thủy sản Cà Mau đã xử phạt 29 triệu đồng và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 404 triệu đồng đối với tàu cá của ông Trần Thanh S. Còn trường hợp tàu cá của ông Trần Văn S. chưa xử lý, vì mời nhiều lần nhưng chủ tàu chưa đến làm việc.

Phạt nặng nhiều tàu cá vi phạm

Các lực lượng đã tổ chức tuần tra từ vùng biển Hà Tiên (Kiên Giang) đến Rạch Gốc (Cà Mau), đã kiểm tra 78 tàu cá, phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 25 vụ, với số tiền hơn 408 triệu đồng. Trong đó, tại vùng biển Kiên Giang lập biên bản vi phạm hành chính 13 vụ và trên vùng biển Cà Mau lập biên bản vi phạm hành chính 12 vụ.

Lực lượng tuần tra chung giữa 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, phát hiện nhiều tàu cá vi phạm, phạt hành chính hàng tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng tuần tra chung giữa 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, phát hiện nhiều tàu cá vi phạm, phạt hành chính hàng tỷ đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Nhìn chung, trong thời gian tuần tra, kiểm tra chung trển biển tình trạng tàu cá vi phạm khai thác thủy sản giảm, nhất là các tàu cá sử dụng xung điện để khai thác thủy sản, các tàu cá làm nghề, ngư cụ cấm khai thác, các tàu cá làm nghề lưới kéo đôi, các tàu cá vi phạm vùng khai thác giảm so với trước đây. Nguyên nhân do lực lượng thanh tra chuyên ngành thủy sản trong thời gian qua thường xuyên tuần tra, kiểm tra trên vùng biển, đồng thời do một số tàu cá làm nghề lưới kéo chuyển sang nghề khác hoặc đi các tỉnh khác đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, tình trạng tháo thiết bị giám sát hành trình tàu cá chuyển sang cá tàu cá khác hoặc để trong nhà,các nơi khác… để đối phối với các cơ quan chức năng vẫn còn diễn biến phức tạp.

Trong quá trình tuần tra, kiểm tra việc khai thác thủy sản trên vùng biển Kiên Giang và Cà Mau, lực lượng 2 tỉnh đã xử phạt với số tiền gần 2,2 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Kiên Giang xử phạt hơn 1,5 tỷ đồng, tỉnh Cà Mau xử phạt hơn 650 triệu đồng và còn 2 trường hợp tháo thiết bị giám sát hành trình đang thụ lý.

Xem thêm
Làng nghề nuôi cá giống Hội Am thắng lớn ngày ông Táo

HẢI PHÒNG Do sức mua tăng nên người dân nuôi cá chép giống phục vụ ngày ông Táo ở làng Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo thắng đậm.

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất