| Hotline: 0983.970.780

Phổ biến những hiểu biết mới về cách tiếp cận ‘một sức khỏe’

Thứ Sáu 29/09/2023 , 20:27 (GMT+7)

Hội thảo 'Một sức khỏe' đã trao đổi về khái niệm 'một sức khỏe' và mối liên kết giữa sức khỏe con người, động vật, đất, cây cối và môi trường.

Tại Hà Nội, Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Phát triển nông nghiệp (CIRAD) phối hợp với Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD), dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Pháp vừa tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Một sức khỏe - Tích hợp sức khỏe thực vật, đất và môi trường vào chiến lược một sức khỏe tại Việt Nam".

Hội thảo 'Một sức khỏe' được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm CIRAD hoạt động tại Việt Nam và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam. Ảnh: Hồng Thắm.

Hội thảo “Một sức khỏe” được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm CIRAD hoạt động tại Việt Nam và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam. Ảnh: Hồng Thắm.

Ông Olivier Brochet, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp và bà Elisabeth Claverie de Saint Martin, Giám đốc và Chủ tịch CIRAD toàn cầu đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu để trao đổi về khái niệm “một sức khỏe” và mối liên kết chặt chẽ giữa sức khỏe con người, động vật, đất, cây cối và môi trường.

Mục tiêu của hội thảo là phổ biến những hiểu biết mới về cách tiếp cận “một sức khỏe”, bao gồm vai trò của hệ sinh thái con người, động vật, thực vật, môi trường trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe toàn cầu phức tạp như bệnh lây nhiễm từ động vật, hiện tượng kháng kháng sinh ở con người và vật nuôi, cũng như sự xói mòn hệ sinh thái.

Cụ thể, 4 chủ đề được thảo luận tại hội thảo gồm:

- Sức khỏe thực vật: Đây là vấn đề rất quan trọng đối với an ninh lương thực, sự lây lan của các vi sinh vật ngoại lai và sâu bệnh do biến đổi khí hậu làm gián đoạn mùa màng, có khả năng dẫn đến nạn đói ở một số quốc gia. Một số kỹ thuật nông nghiệp được sử dụng để bảo quản chất lượng thực phẩm có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với người tiêu dùng. Các giải pháp thay thế, chẳng hạn như kiểm soát sinh học bằng phương pháp tự nhiên hiện đã và đang được áp dụng nhưng phải được thúc đẩy và đầu tư hơn.

Chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đang được ngành nông nghiệp Việt Nam nỗ lực triển khai. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đang được ngành nông nghiệp Việt Nam nỗ lực triển khai. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

- Chất lượng đất: Đất rất quan trọng đối với sản xuất cây trồng và các hoạt động của con người, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các hệ sinh thái trên cạn. Nhiều yếu tố làm tổn hại đến chức năng của đất, bao gồm đô thị hóa, ô nhiễm mãn tính, xói mòn, mất khả năng sinh sản, xói mòn đa dạng sinh học, mất chất hữu cơ và nhiễm mặn.

Quản lý đất bền vững đòi hỏi sự hiểu biết tốt hơn về đất, tận dụng tiềm năng sinh học, cải thiện phương pháp canh tác, nghiên cứu về tương tác đất - thực vật - vi sinh vật, cấu trúc quản lý đất theo lãnh thổ và điều chỉnh biện pháp quản lý.

- Sức khỏe hệ sinh thái: Sức khỏe đất và thực vật là thành phần thiết yếu của hệ sinh thái, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đa dạng sinh học, điều hòa chu trình nước và hệ sinh thái, có tác động đến sức khỏe con người cả trực tiếp và gián tiếp.

Việc bảo vệ hệ sinh thái đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì một nền nông nghiệp bền vững. Ảnh: Tư liệu.

Việc bảo vệ hệ sinh thái đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì một nền nông nghiệp bền vững. Ảnh: Tư liệu.

- Bảo tồn động vật hoang dã và đa dạng sinh học: Bảo tồn động vật hoang dã qua việc quản lý các quần thể động vật và giảm thiểu các hoạt động làm cạn kiệt hoặc tiêu diệt môi trường sống. Hơn nữa, bảo tồn động vật hoang dã là một nguyên tắc chặt chẽ về sử dụng, phân bổ và bảo vệ tài nguyên. Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe con người và giảm thiểu sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm.

Hội thảo “Một sức khỏe” được tổ chức trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm CIRAD hoạt động tại Việt Nam và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam. Đây là hoạt động điển hình về chia sẻ tri thức và quan hệ đối tác có giá trị thực tiễn trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Việt Nam bền vững.

Xem thêm
Người nuôi lợn trang trại, gia trại được gỡ nút thắt

QUẢNG BÌNH Tâm lý ngại dịch bệnh, thua lỗ, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn được tháo gỡ khi mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ có đệm lót phát huy hiệu quả.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Gặt lúa giữa nắng 42 độ, nông dân vẫn tươi rói vì lãi 45 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Những ngày này, nông dân Quảng Bình hối hả thu hoạch lúa đông xuân giữa cái nắng thiêu đốt, song ai cũng vui vì lãi lớn.

Bình luận mới nhất