| Hotline: 0983.970.780

Phụ nữ tự tin làm giàu từ cây quế

Thứ Sáu 10/06/2022 , 09:12 (GMT+7)

LÀO CAI Cùng với đầu tư của nhà máy chế biến, năng lực tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường... cho cây quế của người dân Văn Bàn (Lào Cai) đã được cải thiện rõ rệt.

Phụ nữ "góp công lớn" tăng giá trị cây quế

Văn Bàn là huyện miền núi phía đông nam của tỉnh Lào Cai, tổng diện tích đất rừng trên 89 nghìn ha, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện chủ trương mở rộng phát triển rừng trồng có chất lượng, trong đó phát triển mạnh phong trào trồng quế, xem đây là cây trồng chủ lực của địa phương. 

Hiện diện tích quế toàn tỉnh Lào Cai trên là 45.000ha, trong đó riêng huyện Văn Bàn có hơn 5.460 ha, được trồng rải rác ở tất cả các xã trong huyện, nhiều nhất là khu vực xã Nậm Dạng, Nậm Tha, Liêm Phú, Dương Quỳ.

Chị em phụ nữ xã Nậm Tha chia sẻ cách gieo ươm quế. Ảnh: Lưu Hòa.

Chị em phụ nữ xã Nậm Tha chia sẻ cách gieo ươm quế. Ảnh: Lưu Hòa.

Trước đây, việc trồng và chăm sóc, phát triển cây quế chủ yếu tự phát, bằng kinh nghiệm truyền thống, người dân chưa có kiến thức trong việc quy hoạch vùng trồng, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chế biến, thực hiện liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nên giá trị mang lại từ cây quế không cao.

Những năm gần đây, Tiểu dự án “Phát triển hệ thống thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm quế nhằm tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ tỉnh Lào Cai” được triển khai tại 2 huyện Văn Bàn và Bắc Hà, qua đó đã có tác động giúp việc phát triển sản xuất quế ngày càng đi vào chuỗi giá trị cao.

Dự án được Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Lào Cai và Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai thực hiện. Qua đó, đã tác động nâng cao nhận thức cho hơn 5.000 người dân tham gia dự án. Trong đó, có 2.785 phụ nữ vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận dự án nâng cao nhận thức, tự tin, khẳng định vị thế bản thân.

Sau 3 năm triển khai dự án tại huyện Văn Bàn, đã tạo chuyển biến tích cực cả về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và thu nhập cho người hưởng lợi, cũng như nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức và giúp người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin hơn trong cuộc sống và trong sản xuất kinh doanh quế.

Phụ nữ ở xã Nậm Tha ngày càng đóng vai trò lớn giúp nâng cao giá trị từ cây quế. Ảnh: Lưu Hòa.

Phụ nữ ở xã Nậm Tha ngày càng đóng vai trò lớn giúp nâng cao giá trị từ cây quế. Ảnh: Lưu Hòa.

Chị Vi Thị Thứ ở thôn Liêm, xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn) thuộc tổ nhóm sở thích trồng quế của thôn chia sẻ: Gia đình chị cùng với 49 thành viên khác ban đầu tham gia dự án còn rụt rè, chưa cởi mở trao đổi. Khi được tham gia các hoạt động dự án tổ chức như tham quan học hỏi, tập huấn nâng cao kiến thức về trồng chăm sóc cây quế, đã giúp vợ chồng chị và nhiều hộ trồng quế trong thôn, nhất là chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số nơi đây tự tin, mạnh dạn và có kiến thức hơn trong phát triển kinh tế từ cây quế.

Nếu như trước kia, việc chia sẻ và phân công lao động trong gia đình, cũng như các vấn đề về phát triển kinh tế, nuôi dạy con cái đều không được bàn bạc, thì nay 2 vợ chồng chị đã mạnh dạn chia sẻ, trao đổi với nhau nhiều hơn. Thoát ra khỏi phong tục tập quán đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều trai bản người Tày nơi đây chỉ làm công to việc lớn, nay chồng chị đã sẵn sàng hỗ trợ chị trong làm việc nhà, anh cũng là người ủng hộ chị tham gia các hoạt động ở thôn bản. 

Tại 2 xã triển khai dự án của huyện Văn Bàn, đã thực hiện có hiệu quả các cuộc đối thoại cộng đồng, phụ nữ được cung cấp thông tin về các cơ hội kinh tế, các khóa tập huấn, cách tiếp cận các doanh nghiệp và hợp tác xã. Qua đó, đã có hơn 1.200 phụ nữ tăng sự tự tin, thay đổi trong vai trò và chuẩn mực giới, tăng sự tự tịn phát triển cây quế và làm giàu từ cây quế trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Hiện nay, bà con thiểu số ở Văn Bàn đã tiếp cận với quy trình canh tác quế khoa học, giúp nâng cao thu nhập. Ảnh: Lưu Hòa.

Hiện nay, bà con thiểu số ở Văn Bàn đã tiếp cận với quy trình canh tác quế khoa học, giúp nâng cao thu nhập. Ảnh: Lưu Hòa.

Trong các cuộc đối thoại hộ gia đình, vợ chồng được hướng dẫn để trao đổi về sinh kế, phân công công việc và lập kế hoạch trong gia đình. Các nội dung trao đổi sẽ được chia sẻ trong các cuộc họp cộng đồng ở cấp thôn bản và thông qua sự tương tác trực tiếp với các điều phối viên địa phương. Từ đó, đã khuyến khích và thúc đẩy phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động sản xuất kinh tế, còn nam giới chia sẻ các công việc nhà. 

Việc triển khai dự án tại huyện Văn Bàn đã khẳng định sự thay đổi phương thức hỗ trợ người dân, từ việc hỗ trợ trực tiếp (giống, phân bón, vật tư…) sang nâng cao năng lực sản xuất, năng lực tìm kiếm thị trường giúp duy trì bền vững kết quả sau khi kết thúc dự án, phát triển chuỗi giá trị ngành hàng hóa quế.

Tham gia dự án, 100% các nhóm sở thích, hộ nông dân tham gia được nâng cao năng lực sản xuất và kết nối thị trường; hình thành vùng sản xuất quế tập trung; tổ chức sản xuất hiệu quả, liên kết tiêu thụ sản phầm, mang lại thu nhập ổn định.

Sức bật mới từ nhà máy chế biến

Chị Triệu Thị Phấy tham gia nhóm sở thích trồng quế thôn Phường Cong (xã Nậm Tha, Văn Bàn) chia sẻ: Xã Nậm tha có trên 3.000 khẩu, trong đó dân tộc Dao chiếm 52%, còn lại là các dân tộc Mông, Tày, Kinh.

Đối với người Dao của xã, việc trồng quế đã trở thành truyền thống lâu đời, xuất hiện từ những năm 1990. Đến nay, cây quế Nậm Tha vẫn được đánh giá cao về chất lượng. Nhờ quy hoạch phát triển vùng trồng quế trọng điểm của huyện, bà con đã chú trọng mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật trồng chăm sóc bằng gieo ươm, bầu, trồng gối vụ trên diện tích đồi đã thu hoạch…

Sự đầu tư của nhà máy chế biến đã tạo sức bật mới cho cây quế ở Văn Bàn nói riêng, Lào Cai nói chung. Ảnh: Lưu Hòa.

Sự đầu tư của nhà máy chế biến đã tạo sức bật mới cho cây quế ở Văn Bàn nói riêng, Lào Cai nói chung. Ảnh: Lưu Hòa.

Đến nay, toàn xã có hơn 1.700ha quế, được trồng nhiều nhất tại các thôn Khe Tào, Khe Cóc, Phường

Sản phẩm quế không chỉ đơn thuần bán cây vỏ tươi, mà đã được sơ chế, chế biến thành sản phẩm hàng hóa có giá trị hơn như từ lá và cành để triết xuất tinh dầu, nhà máy còn sản xuất quế Sáo, quế Điếu, sản phẩm có giá trị cao nhất từ vỏ quế, gỗ quế bán làm sản phảm gỗ ép….

Cong. Đời sống của nhân dân xã Nậm Tha đã tăng lên đáng kể, nhiều hộ gia đình đã trở thành hộ khá, giàu, có thu nhập từ trồng quế từ 200 - 300 triệu đồng, có hộ 700 - 800 triệu đồng mỗi năm. Cây quế đã tạo việc làm cho hầu hết người dân trong xã. Phụ nữ xã Nậm Tha tham gia vào tất cả các công việc từ trồng chăm sóc, thu hoạch quế và quản lý tài chính trong gia đình.

Ông Hoàng Văn Hơn, Chủ tịch UBND xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn), thành viên dự án chia sẻ: Trên địa bàn xã hiện đang xây dựng nhà máy chế biến quế hữu cơ Lào Cai do Công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất khẩu quế hồi Việt Nam đầu tư. Sự có mặt của nhà máy sẽ là cú hích góp phần nâng cao chuỗi giá trị, ổn định và phát triển ngành quế tại xã Liêm Phú nói riêng và ngành hàng quế Lào Cai nói chung theo hướng bền vững, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Ngoài ra, xã Liêm Phú đã thành lập các hợp tác xã nông lâm nghiệp, hàng chục các đầu mối tư thương là các hộ gia đình ở địa phương trực tiếp mua, thu hoạch, phân loại, sơ chế sản phẩm quế của người dân. Qua đó đã tạo việc làm thời vụ có thu nhập cao cho nhiều phụ nữ. Đồng thời, tránh được tình trạng tư thương nơi khác đến ép giá, găm hàng của người dân.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.