| Hotline: 0983.970.780

Gian nan tìm công lý

Quy trình thi hành án nhiều dấu hiệu bất thường

Thứ Sáu 22/04/2022 , 08:21 (GMT+7)

Đất đang có tranh chấp, chưa được xóa thế chấp tại phòng đăng ký đất đai, người bị thi hành án còn nhiều tài sản khác nhưng vẫn chọn đất trên để thi hành án.

Đất đang có tranh chấp vẫn thi hành án

Như Nông nghiệp Việt Nam đã đưa tin, về việc ông Cao Ngọc Long vượt hơn 1243km từ Đăk Lăk ra Hà Nội để kêu oan. Theo đó, năm 2009, ông Long nhận chuyển nhượng từ em trai của anh là ông Cao Thanh Cảnh lô đất có diện tích 6450m2 được thể hiện là lô đất số 92 trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2008 mang tên Cao Thanh Cảnh được Ủy ban nhân dân huyện Krông Năng cấp. Ông Cao Ngọc Long đã nhận chuyển nhượng lô đất thuộc 1 phần của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên.

Ông Long đang chăm sóc cây tại thửa đất số 92, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk . 

Ông Long đang chăm sóc cây tại thửa đất số 92, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk . 

Nguyên nhân là bởi ông Cảnh vay tiền của Ngân hàng không có khả năng trả nợ, nên ông Long đứng ra trả tiền thay cho ông Cảnh với điều kiện sang nhượng lô đất số 92 trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên. Tại thời điểm chuyển nhượng thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đang được ông Cảnh thế chấp để vay tiền tại ngân hàng nên 2 bên chỉ lập giấy chuyển nhượng viết tay. Giá chuyển nhượng 210tr, thanh toán đầy đủ, đã nhận đất để canh tác ổn định từ trước đến nay.

Năm 2013, Ngân hàng cấp đơn đề nghị xóa thế chấp cho ông Cảnh, tuy nhiên từ khi rút được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa thực hiện thủ tục xóa thế chấp tại Văn phòng quản lý đất đai. Giấy chứng nhận lúc này vẫn đứng tên ông Cảnh.

Giấy nộp tiền ông Long trả nợ thay cho ông Cảnh tại ngân hàng. 

Giấy nộp tiền ông Long trả nợ thay cho ông Cảnh tại ngân hàng. 

Nguyên nhân là bởi ông Cảnh ngoài vay tiền ngân hàng còn vay tiền bà Nguyễn Thị Ngọc Nga tín chấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN680007 (một thửa đất khác với thửa đất được thế chấp tại ngân hàng) mang tên Cao Thanh Cảnh với tổng số tiền 68 triệu đồng với lãi suất 3%/tháng, không trả được nợ.

Bà Nga khởi kiện ra tòa, ngày 20/6/2011, Tòa án đã đưa vụ án trên ra xét xử và tuyên yêu cầu bà Nga trả lại quyển sổ đỏ đã nhận tín chấp của anh Cảnh do bà Nga không có thẩm quyền nhận tín chấp tài sản. Đồng thời tuyên buộc anh Cảnh phải trả cho bà Nga số tiền là 83 triệu đồng.

Sau khi ngân hàng xóa đăng ký thế chấp năm 2013, ông Long vẫn sử dụng đất ổn định thì bỗng đến ngày 09/12/2020 nhận được giấy mời của Ủy ban nhân dân xã Tam Giang, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk mời đến thửa đất nêu trên mà ông đang canh tác sử dụng để thực hiện cắm mốc ranh giới thửa đất theo yêu cầu của chủ sử dụng đất.

Đến lúc này, ông Long mới phát hiện lô đất trên đã được Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đăk Lăk cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nga. Giấy chứng nhận số 777732 ngày 19/11/2020, nay được xác định là thửa số 30, tờ bản đồ 44, diện tích 6431,7m2. Do chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng đã giao tài sản cho bà Nga.

Cụ thể, ngày 14/11/2012, có quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng về việc ông Cảnh phải trả cho bà Nga số tiền 83tr đồng. Ngày 17/3/2014, Chi cục Thi hành án huyện Krông Năng ra quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất đối với thửa đất nói trên. (Phần quyết định: Tạm giao cho ông Cảnh quản lý, khai thác đến khi có Quyết định mới của cơ quan Thi hành án). Quyết định kê biên này căn cứ vào bản án số 37/2011/DSST và quyết định thi hành án ngày 14/11/2012. Sau nhiều phiên đấu giá tài sản không thành thì Chi cục Thi hành án dân sự đã giao tài sản là Quyền sử dụng đất trên cho bà Nga.

Sử dụng đất có tranh chấp để thi hành án liệu có phù hợp?

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, Luật sư Vũ Văn Nho, giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Nam Hải cho biết, căn cứ vào bản án dân sự sơ thẩm số 37/2011 và quyết định thi hành án ngày 14/11/2012, ngày 17/3/2014, chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng ra quyết định cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất đối với thửa đất nói trên.

Thửa đất số 92 đã được cấp cho bà Nga, theo Quyết định số 396 ngày 19/6/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng, Đăk Lăk

Thửa đất số 92 đã được cấp cho bà Nga, theo Quyết định số 396 ngày 19/6/2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng, Đăk Lăk

Tuy nhiên, tại thời điểm chi cục Thi hành án huyện Krông Năng ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản là Quyền sử dụng đất này thì thửa đất đang có tranh chấp về quyền sở hữu.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định: “Trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp thì Chấp hành viên thông báo cho đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.”

Trong trường hợp này, thửa đất trên đang được thế chấp tại ngân hàng và được chuyển nhượng cho ông Long từ trước khi bà Nga khởi kiện ra tòa. Như vậy, cơ quan Thi hành án dân sự đã vi phạm quy trình cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định pháp luật khi không thông báo cho ông Long, để ông Long được thực hiện quyền của mình, khởi kiện tại tòa án để được xem xét về giao dịch trên. Sau khi tòa án ra quyết định thì mới được định đoạt thửa đất số 92 nêu trên.

Mặt khác, Luật sư Nho cho biết, theo quy định tại khoản 5 Điều 101 Luật Thi hành án dân sự: “Trước khi mở cuộc bán đấu giá 01 ngày làm việc, người phải thi hành án có quyền nhận lại tài sản nếu nộp đủ tiền thi hành án và thanh toán các chi phí thực tế, hợp lý đã phát sinh từ việc cưỡng chế thi hành án, tổ chức bán đấu giá. Người phải thi hành án có trách nhiệm hoàn trả phí tổn thực tế, hợp lý cho người đăng ký mua tài sản. Mức phí tổn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.

Theo quy định này thì cơ quan Thi hành án phải thông báo cho ông Cảnh, tuy nhiên có đến 4 lần mở phiên đấu giá nhưng ông Cảnh đều không nhận được thông báo.

Ngoài ra, cũng theo Luật sư Nho, trên thực tế, ông Cảnh thế chấp cho bà Nga Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN 680007 đối với lô đất diện tích 2,7 sào để vay tiền bà Nga, nhưng sau đó cơ quan Thi hành án lại kê biên, xử lý tài sản là thửa đất khác là chưa hợp lý.

Hơn nữa, thửa đất được sử dụng lại đang có tranh chấp. Cùng với đó, ông Cảnh không chỉ có thửa đất số 92 và thửa đất 2,7 sào nêu trên. Vì vậy, câu hỏi đặt ra vì sao Cơ quan Thi hành án không sử dụng các thửa đất khác không có tranh chấp để thi hành án mà vẫn “nằng nặc” sử dụng thửa đất số 92 nếu trên ?

Được biết, khi chuyển nhượng cho ông Long, trên thửa đất số 92 nêu trên đang canh tác 900 cây cà phê. Sau đó, ông Long đã trồng thêm 50 cây sầu riêng, 300 cây mắc ca và 150 cây đàn hương,...

Tính đến thời điểm hiện tại đã quá thời hiệu khởi kiện hành chính đối với Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản ngày 17/3/2014 của chi cục Thi hành án dân sự huyện Krông Năng (Thời hiệu khời kiện: 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc). Điều này khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi, vì sao, quy trình thi hành lại có nhiều điểm không rõ ràng khiến cho ông Long không được biết để thực hiện các quyền của mình để rồi bây giờ “ngậm đắng nuốt cay” khi số tiền cả đời tích góp phải bỏ ra để cứu lấy một phần đất của cha ông để lại, bây giờ lại thuộc quyền sở hữu của người khác?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất