| Hotline: 0983.970.780

Quy trình trồng dưa thơm công nghệ cao

Thứ Năm 18/03/2021 , 13:15 (GMT+7)

Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa nghiên cứu thành công quy trình công nghệ cao (CNC) áp dụng cho trồng cây dưa thơm thương phẩm ở các tỉnh phía Bắc.

- Thời vụ tốt nhất cho trồng dưa thơm là vụ xuân hè và vụ hè. Công thức luân canh: Dưa thơm hoặc dưa chuột (tháng 2-6) - dưa thơm (tháng 6-9) - cà chua (tháng 9-4).

- Nhà trồng dưa CNC có hệ thống khung cột, mái vòm nilon che mưa, lưới ngăn côn trùng chắc chắn, khả năng chịu được gió bão cấp 12, và có hệ thống tưới nước, bón phân cho cây tự động. Trước trồng dưa 5-7 ngày cần xử lý nền nhà bằng vôi bột (20kg/nhà 500 m2), và phòng ngừa rầy, kiến, nhện, nấm bệnh bằng thuốc: Penalty gold 50EC, Ortus 5SC hoặc Bihopper 270EC, Cuzate M8, Acrobat, Insuran, Ricide rồi trải bạt màu trắng sáng trên nền nhà.

- Giống dưa vàng, dưa lưới gọi chung là thơm trồng theo qui trình CNC là giống lai F1 thích hợp trồng trong nhà lưới. Các giống có thể trồng: Kim Cô Nương, Kim Hoàng Hậu, Kim Vương, Kim Hoàng Đế, Sweet 655, TL1, TL3, Matsue 66, Kim OJI 65, Moon 146, Melon-GN31 và Melon–Journ...

Thời vụ tốt nhất cho trồng dưa thơm là vụ xuân hè và vụ hè. Ảnh: HT

Thời vụ tốt nhất cho trồng dưa thơm là vụ xuân hè và vụ hè. Ảnh: HT

- Tuổi cây giống 12-15 ngày, cao 8-10 cm, có 1,5-2 lá thật, thân lá xanh cứng, không sâu bệnh, bầu cây chắc chắn, bộ rễ trắng bao kín quanh bầu.

Bầu trồng dưa là túi PE chuyên dùng, kích thước (40 x 40)cm. Giá thể trồng gồm: Đất bãi ven sông lớn, lấy ở độ sâu >1,0m, phơi ải, đập nhỏ, ủ 6-12 tháng.

Xơ dưa ngâm nước 25-30 ngày rồi rửa sạch, phơi khô). Tỷ lệ phối trộn: 10% đất + 90% xơ dừa. Bầu trồng dưa đặt trên luống cách nền nhà 15cm, độ dốc từ đầu đến cuối ống dẫn nước tưới khoảng 7 độ.

Mật độ trồng hàng đơn 22.000 cây/ha: hàng x hàng = 1,7m, bầu x bầu = 40cm; trồng hàng kép 26.000 cây/ha: luống x luống = 2,0m, hàng x hàng/luống = 25cm, cây x cây =  40cm (xếp so le). Trồng dưa vào chiều mát, 1 cây/1 bầu.

- Phân bón/1ha: 100kg MgSO4 + 50kg Ca(NO3)2 + 100kg NPK Haifa 21-11-21-2SW+ME (bón sau trồng từ ngày thứ 3-20) + 600kg NPK Haifa 19-19-19-2SW+ME (bón cho thời gian còn lại).

Phân NPK

Từ ngày… đến ngày…. (đơn vị tính: kg/1000 cây/ngày)

3- 10

11-20

21-30

31-65

66- kết thúc

Lượng phân

0,2

0,5

1,0

2,0

1,5

Nồng độ ion (mS/cm)

< 0,3

0,6-0,8

1,2-1,4

1,7-1,9

1,4-1,5

Loại phân

NPK Haifa 21-11-21-2SW+ME

NPK Haifa 19-19-19-2SW+ME

Liều lượng NPK bón cho dưa hàng ngày (bảng trên) được hòa tan trong 10 lít nước sạch, rồi lọc lấy dụng dịch mẹ đổ vào bể cấp nước (chứa lượng nước đủ tưới cho vườn dưa buổi sáng), quấy đều rồi dùng máy đo pH và dinh dưỡng trong dung dịch để kiểm tra, nếu pH=5,5-6,5, nồng độ ion (mS/cm) tương ứng với chỉ số nêu ở bảng trên, thì đưa vào bón cây kết hợp với tưới nước nhỏ giọt (1 lần/ngày) vào 7- 8 giờ sáng.

Lưu ý: các máy đo nêu trên đều dễ mua trên thị trường; có thể cài đặt hẹn giờ tưới cây tự động từ xa hoặc trực tiếp bật/tắt công tắc tưới.

Phân MgS04 và Ca(N03)2 pha, lọc như phân NPK, nhưng định lượng  MgS04 và Ca(N03)2 bón cho cây mối lần, chỉ hòa tan trong 5 lít nước và đưa vào bể cấp nước chứa đủ lượng nước tưới cho vườn dưa trong buổi chiều – bảng dưới.

Loại phân MgSO4

Loại phân Ca(NO3)2

Ngày bón sau trồng

Lượng phân kg/1000 cây/lần

Thời điểm tưới

Ngày bón sau trồng

Lượng phân kg/1000 cây/lần

Thời điểm tưới

10

0,2

Buổi chiều

 

0,1

Buổi chiều

20

0,3

15

0,1

30

0,5

25

0,2

40

0,5

35

0,2

50

0,5

55

0,2

60

0,5

   

Lượng nước tưới cho cây dưa hàng ngày (bảng dưới)

Thời gian

Từ ngày… đến ngày…. (đơn vị tính: lít/cây/ngày)

Ngày 3- 10

11-20

21-30

31-65

66- kết thúc

Lượng nước/cây/ngày

1,0

1,5

2,0

2,5

2,0

Buổi sáng (8 giờ)

0,5

0,75

1,0

1,25

1,0

Buổi chiều (14 giờ)

0,5

0,75

1,0

1,25

1,0

Treo cây lên giàn: Khi cây dưa ra được 5-6 lá thì treo cây lên giàn. Dùng lưới PE ô vuông làm giàn, căng từ xà ngang xuống mặt bầu (khoảng 3,5-4,0m), sau lấy đai nhựa chuyên dụng khóa giàn vào gốc cây. Hàng ngày kiểm tra vắt ngọn dưa vào giàn cho cây leo thẳng hướng.

Bầu trồng dưa là túi PE chuyên dùng, kích thước (40 x 40)cm. Ảnh: Hải Tiến

Bầu trồng dưa là túi PE chuyên dùng, kích thước (40 x 40)cm. Ảnh: Hải Tiến

Tỉa nhánh: Cây ra được 9-10 lá thì ngắt bỏ hết nhánh và hoa đực. Chỉ để nhánh từ sau cây ra lá thứ 11-15. Nhánh cấp 1 có 1-2 lá và hoa cái cần bấm ngọn ở đốt lá trên hoa cái. Sau thụ phấn, định quả tiếp tục bấm hết các ngọn nhánh cấp 1 đến đốt lá thứ 27-30. Khi quả vào chín, ngắt bỏ 5-7 lá gốc cho vườn dưa thông thoáng.

Thụ phấn thủ công (khoảng 8-10 giờ sáng): Kiểm tra hạt phẩn nở bằng cách, lấy nhị của hoa đực quét lên tay, thấy hạt phấn bám vàng tay là thời điểm thụ phấn tốt nhất. Hái lấy đầu nhị hoa đực thụ đều lên đầu nhụy hoa cái (1 hoa đực thụ cho 1-2 hoa cái). Thụ phấn cho 3-4 hoa cái/1 cây sẽ đậu được 3-4 quả.

Tỉa định quả: Sau đậu quả 5 ngày, tỉa để lại mỗi cây 1 quả cân đối, có khả năng phát triển tốt. Ưu tiên để quả to ở lá thứ 10-13.

- Phòng trừ sâu bệnh: Hạn chế trồng dưa chuột khi vụ trước trồng cây họ bầu bí. Thu gom triệt để tàn dư thực vật. Sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc màu xanh để bẫy côn trùng gây hại. Ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học. Có thể dùng thuốc hóa học ở giai đoạn vườn cây trước ra hoa hoặc sâu bệnh hại quá ngưỡng kinh tế.

- Các thuốc có thể sử dụng như, Actara 25WG, Pegaus 500SC trừ sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ, bọ phấn; Mancozeb 80WP, Curzate M.1.8 trừ bệnh sương mai; Aliette 800WG, Sumi-Eight 12.5WP trừ bệnh phấn trắng... Phải tuân thủ thời gian cách ly của thuốc.

- Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang vàng sẫm, nâu sẫm hoặc vân lưới và có mùi thơm đặc trưng. Hái quả lúc trời mát, cắt cả cuống, xếp vào thùng xốp, để nơi thoáng mát, sau đưa đi tiêu thụ.

Xem thêm
Trâu, bò vỗ béo 'cái nghèo teo đi'

THÁI NGUYÊN Ngoài được hỗ trợ toàn bộ con giống, người dân còn được hỗ trợ 50% thức ăn theo định mức và tập huấn kỹ thuật vỗ béo trâu, bò.

Kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm

KHÁNH HÒA Lực lượng thú y sẽ tăng cường kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm dịp cuối năm, nhất là cao điểm tết nhằm đảm bảo nguồn cung thịt sạch cho người dân.

Cây mì Bình Định được mùa nhưng mất giá

Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi và sử dụng giống sạch bệnh nên cây mì (sắn) ở Bình Định cho năng suất khá, nhưng do biến động thị trường nên giá mì giảm thấp.