| Hotline: 0983.970.780

Rộng đường để Việt Nam tham gia thị trường thương mại các bon thế giới

Thứ Năm 02/12/2021 , 17:47 (GMT+7)

Việt Nam có tiềm năng lớn để tham gia vào thị trường các bon thương mai thế giới nếu có thể thực thi các cam kết và đưa ra các giải pháp hợp lý.

GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Lâm Nghiệp (Bộ NN-PTNT) chia sẻ về tiềm năng của thị trường nội địa Việt Nam.

GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Lâm Nghiệp (Bộ NN-PTNT) chia sẻ về tiềm năng của thị trường nội địa Việt Nam.

Các chuyên gia đánh giá rằng tiềm năng của thị trường nội địa Việt Nam cũng như cơ hội để Việt Nam tham gia vào thị trường thương mại các bon thể giới là rất lớn. 

GS.TS Phạm Văn Điển, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Lâm Nghiệp (Bộ NN-PTNT) đánh giá, xét về tiềm năng ở thị trường nội địa, Việt Nam đang có nhiều lợi thế khi đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã xây dựng một số chính sách để thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị trường các bon cũng như và hướng tới mô hình tăng trưởng xanh. Điều này đã tạo ra một nhu cầu lớn trong việc mua bán, trao đổi, bù trừ tín chỉ CO2 và nó cũng thúc đẩy thị trường và mở rộng quy mô của thị trường.

Theo cam kết của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, quy mô thị trường các bon nội địa có thể bán ra thế giới sẽ có giá trị tỷ đô. Việc mua bán trong tương lai được dự báo sẽ diễn ra rất sôi động trong đó bên mua và lượng mua sẽ ngày càng nhiều để phấn đấu, hướng tới đưa lượng tổng giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Về mặt cơ hội, nhu cầu mua bán tại thị trường các bon cũng rất lớn vì nó là xu thế của thế giới. “Các nước ở Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) và các COP trước đã đưa ra những cam kết rất mạnh, tạo ra nhu cầu rất lớn về thị trường này. Về dần dần thì chính sách và các thỏa thuận đạt được dẫn đến cơ hội rất tốt cho Việt Nam và Việt Nam cũng có nhiều hàng để bán”, GS Phạm Văn Điển cho biết.

TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN-PTNT). 

TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN-PTNT). 

Theo Bộ NN-PTNT, lượng GPT từ rừng của giai đoạn 2010 - 2018 so với giai đoạn tham chiếu 1995-2010 là 57 triệu tấn CO2/năm và có thể bán lượng GPT của giai đoạn này trên thị trường quốc tế. Đây là việc mà theo TS. Trần Đại Nghĩa, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (Bộ NN-PTNT) đánh giá là khả thi.

Theo TS Trần Đại Nghĩa, kiểm kê mới nhất từ năm 2016 cho thấy lượng hấp thu khí CO2 từ rừng mỗi năm của Việt Nam khoảng 39.5 triệu tấn. Hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết ý định thư, chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng trong giai đoạn 2022-2026 cho Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF).

“Mục tiêu hoặc tiềm năng mà chúng ta có thể bán và trao đổi các bon đặt biệt là các bon từ rừg là rất khả thi. Nếu so với tham chiếu của các giai đoạn đến 2018 thì chúng ta đã có khoảng 57 triệu tấn, và tiềm năng sẽ còn lớn hơn nếu như  chúng ta quản lý rừng tốt hơn và cải thiện được chất lượng rừng”, TS Trần Đại Nghĩa đánh giá.

Về những khó khăng trong tiến trình mua bán tín chỉ các bon, GS TS. Phạm Văn Điển cho biết, đây là một thị trường mới đối với cả Việt Nam và thế giới nên có những khó khăn, tồn tại ban đầu là điều không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, việc thực thi các cam kết trong đó liên quan đến chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế tăng trưởng sẽ quyết định Việt Nam có đạt được muc tiêu mua bán, có hàng để bán hay có thể việc mua bán sạch hay không.

Tuy nhiên, GS.TS Phạm Văn Điển tin tưởng rằng bằng nỗ lực và nghiêm túc thực hiện các cam kết cũng như là xác định mục tiêu và đưa ra các giải pháp tốt, Việt Nam sẽ từng bước vượt qua khó khăn.

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.

Làng Nủ trước ngày khánh thành

40 ngôi nhà mới sẽ được bàn giao cho các hộ dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) vào ngày 15/12 sau gần 3 tháng thi công.