| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường phối hợp giữa Bộ NN-PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ Tư 12/07/2017 , 19:49 (GMT+7)

Theo chương trình phối hợp, hai bên sẽ tăng cường phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ...

19987375-848621118619927-1675437435-n181117844
Lễ ký kết giữa Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT

Chiều 12/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2017-2020 nhằm tăng cường hợp tác giữa 2 Bộ, đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả trong quản lý Nhà nước và sự chỉ đạo điều hành thông suốt của Chính phủ từ Trung ương đến địa phương.

Theo chương trình phối hợp, hai bên sẽ tăng cường phối hợp rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung chính sách, pháp luật về TN-MT liên quan đến quản lý ngành NN-PTNT.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, quan hệ giữa 2 Bộ là mối quan hệ hữu cơ, mang tính chất tương trợ lẫn nhau. Nếu nông nghiệp phát triển bền vững sẽ đảm bảo về môi trường. Ngược lại nếu môi trường được đảm bảo sẽ góp phần giúp nông nghiệp phát triển bền vững.

*Trước đó, vào sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sơn La về tình hình tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy Sơn La thông báo tin vui là 6,8 tấn xoài tượng da xanh của tỉnh Sơn La đã được xuất khẩu đi Úc; dự kiến trong tháng 7/2017 xuất khẩu 15 tấn và năm 2018 mở rộng xuất khẩu thêm sản phẩm nhãn quả sang các thị trường khác. Hiện cả tỉnh Sơn La đang trồng 5.500ha xoài. Mặt hàng nhãn, bơ cũng có tiềm năng, lợi thế phát triển tốt trên địa bàn tỉnh Sơn La và có khả năng xuất khẩu đi các nước.

Nói về định hướng tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp Sơn La thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng tỉnh Sơn La cần chú trọng phát triển lâm nghiệp và có chiến lược bảo vệ rừng bền vững. Sơn La cần đầu tư vào lâm nghiệp, coi đây là lĩnh vực chủ công, tạo đột phá của Sơn La nói riêng cũng như các tỉnh Tây Bắc nói chung.

Cùng với lâm nghiệp, theo Bộ trưởng, chăn nuôi phải là một ngành chính trong tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La nhằm tận dụng nguồn cung cấp ngô tại với sản lượng khoảng 700.000 tấn có hiệu quả hơn, thay vì phải bán với giá rẻ như hiện nay. Những đối tượng chăn nuôi mà tỉnh Sơn La cần chú trọng là: bò (sữa, thịt), lợn (giống địa phương), dê... Việc phát triển chăn nuôi này cũng sẽ phù hợp với định hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

“Không cần trồng nhiều cây mà phải làm ra tấm ra món, lựa chọn ít cây, con nhưng làm thành vùng lớn, quy hoạch gọn, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với du lịch”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mưu sinh lúc mưa dông, một ngư dân bị sét đánh tử vong

QUẢNG NINH Hoàn cảnh gia đình nạn nhân khá khó khăn, đang nuôi 4 con nhỏ ăn học. Nguồn thu chủ yếu của hai vợ chồng từ nghề đánh lồng.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.