| Hotline: 0983.970.780

Thích ứng quy định mới, khai thác tiềm năng tỷ đô từ sầu riêng và bưởi

Thứ Tư 23/10/2024 , 21:10 (GMT+7)

Cần Thơ Phổ biến quy định mới từ thị trường nhập khẩu sầu riêng đông lạnh và bưởi, giúp người sản xuất, doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt.

Ngày 23/10, tại TP Cần Thơ, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tổ chức tập huấn hướng dẫn quy định mới của nước nhập khẩu về yêu cầu vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và bưởi cho các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và Đông Nam bộ.

Đối tượng tham gia chương trình là đại diện các hợp tác xã, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu và cán bộ chuyên môn tại địa phương.

Đại diện các hợp tác xã, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu và cán bộ chuyên môn khu vực ĐBSCL, Đông Nam bộ tham gia tập huấn các quy định mới khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và bưởi. Ảnh: Kim Anh.

Đại diện các hợp tác xã, cơ sở đóng gói, nhà xuất khẩu và cán bộ chuyên môn khu vực ĐBSCL, Đông Nam bộ tham gia tập huấn các quy định mới khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và bưởi. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, việc phổ biến các quy định mới của thị trường nhập khẩu là công việc thường xuyên và liên tục của đơn vị, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu trái cây đang tạo ra động lực mới cho ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó, chương trình tập huấn cũng giúp người sản xuất, đơn vị xuất khẩu đảm bảo tuân thủ quy định, tránh những vi phạm có thể khiến nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp bổ sung.

Thời gian qua, trong quá trình đàm phán mở cửa thị trường, Cục Bảo vệ thực vật đã đưa ra các yêu cầu, giải pháp kỹ thuật khả thi, phù hợp với điều kiện kỹ thuật ở Việt Nam. Như giảm bớt thời gian cấp đông sầu riêng từ 8 giờ xuống còn 1 giờ, ở nhiệt độ -35 độ C. Quá trình lưu kho, vận chuyển, xuất khẩu sầu riêng cũng phải đảm bảo được bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đánh giá, việc phổ biến các quy định mới của thị trường nhập khẩu là công việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật đánh giá, việc phổ biến các quy định mới của thị trường nhập khẩu là công việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục. Ảnh: Kim Anh.

Như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng được lợi thế kỹ thuật, khuyến khích đầu tư công nghệ mới như sử dụng nitơ lỏng trong cấp đông, để giữ hương vị, chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Khác với sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh được xem là thực phẩm tại thị trường Trung Quốc. Tổng cục Hải quan nước này quản lý dựa trên các quy định của Lệnh 248 và 249. Trong đó, bao gồm việc thực hiện đăng ký cơ sở đóng gói, cơ sở sản xuất thực phẩm tại nước ngoài. Ông Hiếu đánh giá, hình thức quản lý này khác hoàn toàn so với phương pháp đã áp dụng với sầu riêng tươi.

Hiện nay, cả nước có hàng trăm doanh nghiệp thực hiện chủ động công nghệ cấp đông rau quả. Trong đó, có khoảng 50 - 60 doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ chuyên cấp đông sầu riêng xuất đến các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU... Điều này cho thấy, năng lực và công nghệ của các doanh nghiệp không phải là vấn đề đáng lo ngại khi Việt Nam bắt đầu hoạt động xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc.

Sầu riêng không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu tươi có thể chuyển sang bóc múi, đông lạnh để xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm

Sầu riêng không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu tươi có thể chuyển sang bóc múi, đông lạnh để xuất khẩu. Ảnh: Minh Đảm

Ông Hiếu dự kiến, thị trường sầu riêng Trung Quốc từ nay đến năm 2030 có thể mở rộng và đạt quy mô 10 tỷ USD. Đây là cơ hội rất lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam nhờ lợi thế về vị trí địa lý, tận dụng được các đường biên giới để tiết giảm chi phí logistics.

Đối với trái bưởi, vùng ĐBSCL là khu vực có diện tích lớn nhất cả nước, tương đương 32.000ha. Định hướng giai đoạn 2025 – 2030, diện tích trồng bưởi của vùng sẽ tăng lên 110.000 – 120.000 ha, sản lượng 1,2 – 1,6 triệu tấn.

Xác định đây là sản phẩm chiến lược, từ năm 2016, Cục Bảo vệ thực vật đã đẩy mạnh đàm phán xuất khẩu trái bưởi đến nhiều thị trường khác nhau như: Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc...

Quy trình kiểm soát sinh vật gây hại trên trái bưởi trước khi xuất khẩu. Ảnh: Kim Anh.

Quy trình kiểm soát sinh vật gây hại trên trái bưởi trước khi xuất khẩu. Ảnh: Kim Anh.

Ngoài trái bưởi tươi, các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ bưởi như: nước đóng hộp, nước ép bưởi, tinh dầu bưởi… Hiện, trái bưởi tươi của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch tới 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD (năm 2023).

Ưu thế của trái bưởi Việt Nam là sử dụng tươi, thay vì ép nước hay phục vụ chế biến như sản phẩm bưởi ở một số quốc gia khác. Do đó, việc phổ biến các quy định của các thị trường đã mở cửa cho trái bưởi Việt Nam, sẽ tạo ra bức tranh tổng thể về sản phẩm trái bưởi ở hiện tại và tương lai hướng đến mở rộng sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, NewZealand.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Bảo vệ sức khỏe trái tim: Chìa khóa cho cuộc sống khỏe mạnh

Hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mực đến sức khỏe của trái tim, dẫn đến nhiều hệ lụy từ các bệnh lý tim mạch.  

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất