| Hotline: 0983.970.780

Thiên ưu 8 và hành trình tạo 'cơn sốt' ở xứ Quảng

Thứ Năm 24/11/2022 , 07:20 (GMT+7)

Từ năm 2015, khi giống lúa Thiên ưu 8 được công nhận chính thức và cung ứng rộng rãi ra thị trường, đã trở thành 'cơn sốt' tại 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Không phụ sự kỳ vọng

Sản xuất lúa ở các tỉnh miền Trung luôn gặp không ít khó khăn thách thức, trong đó tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng không ngoại lệ. Gió bão, mưa lụt, rồi sâu bệnh liên tục tác động khiến cho hiệu quả canh tác ở các địa phương này khó được như kỳ vọng. Những năm qua, đã có không ít bộ giống được triển khai trồng thử nghiệm ở khu vực này nhưng đều không thể thích ứng được.

20210417_155504

Thiên ưu 8 là giống lúa rất thích hợp trong vụ sản xuất đông xuân nhờ khả năng thích ứng tốt, cho năng suất cao và chất lượng gạo ngon. Ảnh: Lê Khánh.

Chính vì lẽ đó, để tìm được những giống lúa phù hợp nhằm đưa vào cơ cấu giống trong các mùa vụ ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi không hề dễ dàng. Tất cả phải qua quá trình khảo nghiệm, trình diễn, theo dõi của ngành chức năng cũng như đánh giá của bà con nông dân mới được cân nhắc, xem xét lựa chọn.

Là doanh nghiệp khoa học – công nghệ đầu tiên trong ngành giống cây trồng Việt Nam, Vinaseed Group luôn đặt mục tiêu đem đến những giống lúa tốt, chất lượng cho bà con nông dân nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Từ ngày thành lập đến nay, đơn vị này đã không ngừng nghiên cứu, chọn tạo và đưa ra thị trường nhiều giống lúa mới có nhiều đặc tính ưu việt, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của nhiều vùng miền trên cả nước. Trong đó, Thiên ưu 8 là một trong những giống lúa nổi bật của Vinaseed Group.

Ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, giống lúa Thiên ưu 8 bắt đầu được đưa vào trồng thử nghiệm từ năm 2012 - 2013. Tại đây, đơn vị đại diện cho Vinaseed Group là Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam đã tổ chức rất nhiều mô hình khảo nghiệm trình diễn để chứng minh sự thích ứng của giống trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Không phụ lại sự kỳ vọng, những ruộng lúa Thiên ưu 8 khảo nghiệm đã phát huy rất nhiều ưu điểm, được nông dân cũng như ngành nông nghiệp địa phương đánh giá cao. Kết quả đó đã được minh chứng rõ hơn khi đến năm 2015, giống lúa này được công nhận chính thức, các tỉnh đưa vào cơ cấu giống tại địa phương và Công ty bắt đầu cung ứng ra thị trường.

Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Thiên ưu 8 đã thực sự trở thành “cơn sốt” tại 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Liên tiếp những mùa vụ sau đó, dù có những năm điều kiện khí hậu không thuận lợi, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển nhưng giống lúa này vẫn thể hiện sức chống chịu tuyệt vời, mang đến mùa màng bội thu cho nông dân.

Empty

Những năm qua, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam đã đưa giống Thiên ưu 8 đến với bà côn nông dân ở nhiều địa phương thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Ảnh: Lê Khánh.

Bên cạnh đó, qua thời gian, những giống lúa trước đây thường xuyên được người dân lựa chọn để canh tác đã dần thoái hóa. Việc lựa chọn những giống lúa mới chất lượng hơn để đưa vào sản xuất sẽ là điều tất yếu. Nhận thấy tiềm năng năng suất, khả năng thích ứng cũng như chất lượng gạo ngon tại địa phương, nhiều bà con nông dân đã không ngần ngại và tin tưởng sử dụng gieo trồng giống Thiên ưu 8.

Diện tích sản xuất lúa Thiên ưu 8 ở Quảng Nam và Quảng Ngãi không ngừng được mở rộng qua từng năm, đặc biệt là trong vụ đông xuân. Cứ vào vụ này, đi dọc các địa phương ở 2 tỉnh nói trên, không khó để bắt gặp những ruộng lúa sử dụng giống Thiên ưu 8. Ngay cả những khu vực huyện miền núi có điều kiện thổ nhưỡng nghèo nàn như Nông Sơn, Phước Sơn, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức (Quảng Nam), Ba Tơ, Trà Bồng… (Quảng Ngãi) thì người dân nơi đây cũng ưu tiên sử dụng giống lúa này.

Sự lựa chọn chủ lực cho vụ đông xuân

Bà Lữ Thị Lan, trú thôn Vạn Xuân 2, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) cho biết, gia đình bà có hơn 2 sào ruộng (sào 500m2) canh tác giống lúa Thiên ưu 8 đã 5 vụ đông xuân liên tiếp. Qua quá trình sản xuất, bà Lan nhận thấy giống lúa này có rất nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, chi phí phân bón, thuốc BVTV rất ít. Mỗi sào, hàng năm gia đình bà thu trung bình khoảng 400kg lúa khô, năng suất trung bình cao hơn từ 10 – 20% so với các giống lúa khác.

Empty

Bà con nông dân cũng như ngành chức năng đánh giá cao giống lúa Thiên ưu 8 vì thích ứng tốt, chống chịu được nhiều đối tượng sâu bệnh hại và cho năng suất vượt trội. Ảnh: Lê Khánh.

Chính bởi sự ổn định cao, đáp ứng được điều kiện về canh tác cũng như thời tiết ở địa phương nên từ năm 2017 - 2018 đến nay, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đã đưa giống lúa Thiên ưu 8 vào cơ cấu giống chủ lực của các tỉnh này trong vụ đông xuân. Cùng với diện tích canh tác của các nông hộ ngày càng được mở rộng, nhiều HTX trên địa bàn các tỉnh này đã liên kết sản xuất với đơn vị cung ứng giống qua rất nhiều mùa vụ, mang lại hiệu quả cao, bền vững.

Ông Võ Văn Chín, Giám đốc HTX Nông nghiệp Quế Phú (Quế Sơn, Quảng Nam) cho biết, vụ đông xuân tới đây là vụ thứ 4, HTX liên kết sản xuất giống Thiên ưu 8 với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam. So với các giống lúa truyền thống bà con vẫn thường sản xuất ở địa phương thì Thiên ưu 8 không chỉ thích ứng tốt, chống chịu tốt với nhiều đối tượng sâu bệnh hại mà còn cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm ngon.

“Từ khi đưa vào sản xuất đến nay, chúng tôi chưa thấy Thiên ưu 8 nhiễm bất kỳ một loại sâu bệnh hại nào nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế. Nhờ đó mà không phải sử dụng nhiều loại thuốc BVTV, giảm được rất nhiều chi phí sản xuất so với các giống khác.

Empty

Qua mỗi năm, diện tích sử dụng giống lúa Thiên ưu 8 ở Quảng Nam và Quảng Ngãi không ngừng tăng lên. Ảnh: Lê Khánh.

Trung bình mỗi vụ, chúng tôi liên kết sản xuất với Công ty từ 50 – 70ha. Qua theo dõi các vụ đông xuân những năm qua, năng suất trung bình của giống Thiện ưu 8 đạt khoảng 75 tạ/ha, những thửa ruộng thâm canh tốt đạt đến từ 80 – 100 tạ/ha. Giống này có nhiều ưu điểm như vậy nên cũng được rất nhiều bà con trong xã lựa chọn. Hằng năm, diện tích sử dụng giống Thiên ưu 8 chiếm đến 40% của toàn xã”, ông Chín chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam, Thiên ưu 8 là giống lúa chủ lực của đơn vị ở vụ đông xuân trong nhiều năm trở lại đây. Trong đó, năm 2019, sản lượng giống Thiên ưu 8 cung ứng ra thị trường khoảng 900 tấn (tương đương 9.000ha); năm 2020 là 1.050 tấn (tương đương 10.500ha) và năm 2021 là 1200 tấn (tương đương 12.000ha).

“Năm 2022, Công ty cung ứng giống Thiên ưu 8 cho khu vực Duyên hải Nam Trung bộ với khoảng 1.300 tấn, tương đương 13.000ha. Trong đó, cơ cấu vụ đông xuân chiếm khoảng 90% cả năm và hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi chiếm tỉ trọng bình quân mỗi năm từ 75 - 80% trên toàn khu vực”, ông Chính thông tin. 

Giống lúa Thiên ưu 8 có thời gian sinh trưởng trong vụ đông xuân từ 110 - 115 ngày, vụ hè thu 95 - 100 ngày. Năng suất trung bình 75 - 85 tạ/ha, thâm canh đạt trên 90 tạ/ha. Đây là giống có chiều cao cây trung bình, phiến lá phẳng đứng, gọn khóm, màu xanh đậm, đẻ nhánh khỏe. Chống đổ tốt, chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính (đạo ôn, khô vằn, bạc lá…), phạm vi thích ứng rộng. Hạt gạo thon, dài, màu vàng sáng, hạt gạo trong, cơm trắng, bóng, mềm, vị đậm, ngon cơm.

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...