Theo Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, công tác kiểm tra nguồn thải đã được các đơn vị khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) thuộc các tỉnh Hải Dương, và thành phố Hải Phòng kiểm tra, phát hiện, trường hợp vi phạm cũng và chỉ dừng lại ở việc lập biên bản và chuyển về UBND xã do các đơn vị KTCTTL không có thẩm quyền xử phạt vi phạm.
Phần lớn các trường hợp, chính quyền địa phương chưa vào cuộc quyết liệt, các vi phạm không được xử lý kịp thời. Công tác xử phạt còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các số liệu về lưu lượng, chất lượng nguồn thải và mức độ ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng. Ngoài ra, do mức xử phạt nhẹ, không có tính răn đe, nhiều danh nghiệp chấp nhận xử phạt hơn là phải xây dựng các công trình xử lý chất thải và thực hiện cấp phép xả thải vào HTTL.
Theo con số thống kê năm 2019 tại địa bàn thành phố Hải Phòng có kiểm tra lập biên bản 262 trường hợp bao gồm cả việc lấn chiếm công trình thủy lợi và đã giải tỏa được 168 trường hợp còn tồn tại 94 trường hợp, trên địa bàn huyện Kim Thành kiểm tra 20 đợt xử phạt lập biên bản 5 trường hợp trong đó đặc biệt có 3 trường hợp liên quan đến xả thải gồm: Công ty Phan Vũ chuyên sản xuất cọc bê tông ứng lực phạt 120 triệu, công ty sản xuất giầy da Cường Ngoan và Trung Kiệt.
Năm 2020 vẫn tiếp tục các trường hợp vi phạm lấn chếm và đổ thải. Kết quả Từ đầu tháng 1/2020 đến 26/5/2020 tổng số trường hợp vi phạm Luật thủy lợi là 114 trường hợp, trong đó đã giải tỏa 95 trường hợp, tồn tại 19 trường hợp. Các trường hợp vi phạm chủ yếu trên các kênh An Kim Hải, kênh Bắc Nam Hùng, kênh Tân Hưng Hồng và một số trường hợp vi phạm xảy ra trên các kênh khác.