Báo Nông Nghiệp

Thứ Ba, 1/4/2025 22:54 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thực hành quản lý tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm

Thứ Năm 03/12/2020 , 10:56 (GMT+7)

Đó là chủ đề hội thảo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Hải Phòng vừa tổ chức.

Khái lược kết quả đạt được trong công tác truyền thông tài liệu thời gian qua, TS. Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyên nông Quốc gia cho biết: Được sự hỗ trợ của FAO (Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc) từ năm 2015 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng và tuyên truyền được 5 bộ tài liệu về an toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi gia cầm, các bộ tài liệu này đang đăng tải trên Website www.khuyennongvn.gov.vn.

Đồng thời còn tổ chức được 02 Hội thảo tuyên truyền các bộ tài liệu nói trên tại miền Bắc và miền Nam; 01 Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về Mô hình cải thiện điều kiện ATSH trong chăn nuôi gia cầm; 02 diễn đàn nâng cao nhận thức quản lý vịt chạy đồng xuyên biên giới giữa Việt Nam và Campuchia; 01 Diễn đàn Sản xuất Giống và ATSH  trong chăn nuôi gia cầm;

Tổ chức được 48 lớp tập huấn thực hành tốt và ATSH trong cơ sở chăn nuôi gia cầm cho cán bộ khuyến nông, cán bộ chuyên môn, giảng viên nguồn và nông dân các tỉnh thành, các trường đại học, cao đẳng nông nghiệp về chăn nuôi, thú y; Xây dựng 01 cuốn phim kỹ thuật về thực hành tốt và ATSH để giảm thiểu kháng sinh, cùng một số công cụ truyền thông về giảm thiểu nguy cơ đối với bệnh cúm gia cầm,…

Quang cảnh hội thảo.

Quang cảnh hội thảo.

Theo đó, hiện có 29 hệ thống khuyến nông của tỉnh và 10 trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, tổ chức hội đang sử dụng tài liệu của FAO để tập huấn/ tư vấn cho nông dân thông qua cán bộ được cử đi tham gia các lớp tập huấn.

Qua khảo sát các học viên nguồn (trong số cán bộ khuyến nông được đào tạo từ các lớp TOT), cho thấy: Tỷ lệ sử dụng toàn bộ hoặc một phần tài liệu của FAO để tập huấn cho nông dân hoặc khuyến nông viên cơ sở là 100%. Các học viên đều đánh giá rất cao các tài liệu này, vì nội dung súc tích, dễ hiểu, nhiều sinh viên cho rằng tài liệu của FAO dễ tiếp thu hơn so với các giáo trình hiện hành trong trường đại học.

Các sự kiện tuyên truyền và tập huấn về kháng kháng sinh của khuyến nông, bước đầu đã tạo dựng được nhận thức của người chăn nuôi, cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y các địa phương, về một hậu quả to lớn nếu lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách, bên cạnh đó ATSH còn là chìa khoá giúp giảm thiểu sử dụng kháng sinh trong các trang trại chăn nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn, sạch phục vụ sức khoẻ cộng đồng.

Chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc.

Chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc.

Thay mặt cho đoàn Khuyến nông các địa phương tham dự Hội thảo, chị Hoàng Thị Liên (tỉnh Hà Nam) nhìn nhận: Tài liệu về thực hành quản lý tốt và ATSH trong chăn nuôi gia cầm, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với FAO, viết ngắn gọn, dễ hiểu, có nhiều hình ảnh minh họa cụ thể, sát thực tiễn, rất dễ áp dụng vào chăn nuôi qui mô nông hộ.

Bà Mai Thị Hương – Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Hội Nông dân Việt Nam cũng tiết lộ: Tài liệu về thực hành quản lý tốt và ATSH trong chăn nuôi gia cầm, được coi là “cẩm nang” gối đầu giường của các sinh viên khoa chăn nuôi, thú y trường này.

“Cả nước còn gần 8 triệu hộ nuôi gia cầm qui mô nhỏ (dưới 100 con), nhưng mới chỉ đáp ứng được từ 1-3% nhu cầu các bộ tài liệu và đào tạo nâng cao năng lực về ATSH, an toàn dịch bệnh, các vấn đề truyền lây bệnh giữa người và động vật, tình trạng kháng kháng sinh, truy xuất nguồn gốc cho hệ thống khuyến nông và người chăn nuôi nhỏ lẻ. Đề nghị tiếp tục có sự can thiệp của các chuyên gia FAO và sự đầu tư ngoài chính phủ để hỗ trợ tốt hơn”, chị Hoàng Thị Liên bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) đánh giá: Những năm qua đã có sự chuyển giao nhanh và hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi, đã tạo được nhiều thay đổi về phương thức nuôi, chất lượng con giống và sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong Nông nghiệp hợp lý hơn.

“Nhiều câu hỏi từ đại biểu các địa phương liên quan đến chăn nuôi ATSH và cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi gia cầm đã được TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh (chuyên gia FAO) và TS. Nguyễn Văn Trọng giải đáp kịp thời.

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm tham dự của hơn 140 đại biểu là các chuyên gia chăn nuôi gia cầm, cơ quan quản lý nông nghiệp, cán bộ truyền thông, cán bộ khuyến nông, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam, một số doanh nghiệp, HTX và hộ chăn nuôi đến từ 7 tỉnh thành trong nước, bao gồm: Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Bình Định, Nam Định và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Hùng Vương”, TS. Hạ Thúy Hạnh kết luận.

  • Tags:
Xem thêm
Tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn

BẮC KẠN Một người đàn ông ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn do không tiêm phòng.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 1]: Xanh tốt trên đất đồi sỏi đá

CAO BẰNG Hàng trăm ha dâu tằm được trồng trên những sườn núi, len lỏi trong sỏi đá vươn lên xanh tốt, mang lại cuộc sống ấm no cho nông dân miền biên viễn.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

Sản lượng thủy sản khai thác tại Hà Nội liên tục giảm

Hà Nội có hơn 30.000ha mặt nước cùng nhiều sông hồ nhưng những năm gần đây ô nhiễm môi trường, khai thác bừa bãi khiến sản lượng khai thác thủy sản liên tục giảm.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.