| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường

Thứ Năm 18/04/2019 , 08:42 (GMT+7)

Phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của không chỉ các Bộ, ngành, địa phương… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng học sinh-sinh viên, là trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội.

Gần 20.000 đại biểu tại 640 điểm cầu trên toàn quốc đã tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đảm bảo an toàn trường học và chống bạo lực học đường do Bộ GD- ĐT tổ chức ngày 17/4.

Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD- ĐT) Bùi Văn Linh cho biết công tác xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo đã được ban hành khá đầy đủ với: Luật Giáo dục 2005, Luật Trẻ em 2016 quy định các quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 quyết định, 1 chỉ thị liên quan đến nội dung này. Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng đã ban hành theo thẩm quyền 25 văn bản, gồm các thông tư, quyết định, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo điều hành và văn bản hành chính khác.

Với hệ thống văn bản quy phạm, chỉ đạo chặt chẽ, đầy đủ, kịp thời này, đã tạo hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục trong toàn quốc bảo đảm tốt an ninh, an toàn trường học; bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường… 

Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Linh, thời gian qua tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, cơ sở giáo dục. Cá biệt có một số vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.

Nguyên nhân của tình trạng gia tăng bạo lực học đường có thể kể đến như: Tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập; sự bùng nổ CNTT, mạng xã hội; giáo dục trong một số gia đình chưa thực sự lành mạnh; sự thay đổi nhanh chóng về tâm sinh lý học sinh. 

Bên cạnh đó, một số địa phương chưa thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Công tác tuyên truyền, giáo dục liên quan đến nội dung này chưa hiệu quả. Thực hiện dân chủ cơ sở trong một số trường học còn hạn chế. Một số nhà giáo, cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện ở cơ quan quản lý cấp trên chưa thường xuyên, kịp thời.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.