| Hotline: 0983.970.780

Trao chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 3 đơn vị của VRG

Chủ Nhật 17/05/2020 , 17:31 (GMT+7)

Chứng chỉ chứng nhận cho 11.423 ha cao su của 3 công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là Công ty cao su Bình Long, Phú Riềng và Dầu Tiếng.

Ngày 17/5 tại TP.HCM đã diễn ra Lễ sơ kết Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Lâm nghiệp và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG); trao Chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam đầu tiên cho 11.423 ha rừng cao su tại 3 công ty thuộc VRG gồm Công ty cao su Bình Long, Công ty cao su Phú Riềng và Công ty cao su Dầu Tiếng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu chỉ đạo tại lễ sơ kết. Ảnh: CS.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu chỉ đạo tại lễ sơ kết. Ảnh: CS.

Thực hiện Quy chế phối hợp giữa hai bên, trong năm qua, Tổng cục Lâm nghiệp đã hỗ trợ, hướng dẫn VRG thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; hỗ trợ các đơn vị trực thuộc VRG nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Đồng thời, VRG cũng hỗ trợ Văn phòng Chứng chỉ rừng về vận hành hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững và phát triển thị trường nguyên liệu gỗ hợp pháp, nguyên liệu “sạch” cho ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam. Đây cũng là sự khẳng định tính chủ động trong việc thực thi quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, đặc biệt khi hệ thống chứng chỉ rừng của Việt Nam đã được công nhận trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, chứng chỉ quản lý rừng bền vững của Việt Nam cũng giúp tăng thêm sự lựa chọn cho các chủ rừng, doanh nghiệp trong việc thực hiện chứng chỉ rừng bền vững.

Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch HĐQT VRG phát biểu tại lễ sơ kết. Ảnh: CS.

Ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch HĐQT VRG phát biểu tại lễ sơ kết. Ảnh: CS.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn đã biểu dương VRG, Tổng Cục Lâm nghiệp và các tổ chức tư vấn, giám sát, đánh giá chứng chỉ quản lý rừng bền vững. “Tôi rất vui mừng vì trong một thời ngắn 3 đơn vị của VRG đã được cấp chứng chỉ này và được các tổ chức quốc tế đồng thuận, thừa nhận”.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có thương hiệu, có uy tín và hội nhập quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ đã triển khai mạnh mẽ chương trình quản lý rừng bền vững. Đó là Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã ghi nhận việc chúng ta phải phát triển bằng được, quản trị quốc gia bằng được công tác quản lý rừng bền vững để đất nước phát triển. Theo đó, ngày 1/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng quốc gia (Quyết định 1288/QĐ-TTg). Ngay sau đó, ngày 16/11/2018 Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ban hành Thông tư quy định về quản lý rừng bền vững (Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT).

Trao chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 3 đơn vị của VRG. Ảnh: CS.

Trao chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 3 đơn vị của VRG. Ảnh: CS.

Trong bối cảnh nước ta còn nhiều khó khăn, nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của cả xã hội, chúng ta đã tập trung nâng cao độ che phủ rừng. Đến nay cả nước đã có trên 14,6 triệu ha rừng, trong đó có trên 4,3 triệu ha rừng trồng, đưa độ che phủ rừng lên cao hàng đầu của thế giới đạt 41,89%, được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao. Cùng với đó, sản lượng gỗ khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu tăng rất nhanh. Ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu năm 2019 đã đạt 11,3 tỷ USD, đóng góp rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước.

Thứ trưởng khẳng định, mấy năm gần đây, chúng ta triển khai chương trình cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững có đánh giá một cách khoa học trên cơ sở các tiêu chí quốc tế. Hiện cả nước đã có 250.000 ha rừng được cấp chứng chỉ rừng quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, trong năm nay chúng ta cố gắng tăng thêm khoảng 300.000 ha nữa và đến năm 2025 phải tăng thêm 1 triệu ha được cấp chứng chỉ rừng. Đặc biệt, đến năm 2030, cơ bản diện tích rừng sản xuất và rừng trồng của nước ta phải có tối thiểu 80% được cấp chứng chỉ.

Ký kết  biên bản ghi nhớ giữa VRG và các đơn vị tư vấn về thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng năm 2020. Ảnh: CS.

Ký kết  biên bản ghi nhớ giữa VRG và các đơn vị tư vấn về thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng năm 2020. Ảnh: CS.

Thứ trưởng cho rằng, với VRG, việc thực hiện chứng chỉ quản lý rừng bền vững chắc chắn sẽ nhanh hơn so với cả nước, bởi vì ngành cao su có một truyền thống hào hùng, có một đội ngũ quản trị tốt, có một nền 300.000 ha cao su cơ bản đáp ứng được các tiêu chí quản lý rừng bền vững trong nước và quốc tế. “Tôi đề nghị VRG tập trung chỉ đạo các đơn vị thành viên cố gắng đến năm 2025 toàn bộ 300.000 ha cao su đều đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Đây chính là di sản mà VRG để lại về thương hiệu, về uy tín và hiệu quả chuỗi cho cả tập đoàn”.

Đối với Tổng Cục Lâm nghiệp, Thứ trưởng đề nghị phải tập trung cao độ, coi đây là việc phải thực hiện rất nhanh để bù vào thời gian giãn cách do Covid-19. Tổng Cục phối hợp các đơn vị liên quan rà soát cơ chế, chính sách, nguồn lực, tận dụng sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án để dành nguồn lực cho việc hỗ trợ, triển khai chương trình này.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm