| Hotline: 0983.970.780

Trong dư âm sóng thần Nhật Bản

Thứ Hai 22/08/2011 , 09:20 (GMT+7)

Lịch sử chưa giải xong bài toán số học của Lenin: “Trật tự đường sắt Phổ + Giáo dục Mỹ + Chính quyền Xô viết = Chủ nghĩa Cộng sản” nhưng những dữ kiện của nó thì vẫn còn nguyên giá trị.

Lịch sử chưa giải xong bài toán số học của Lenin: “Trật tự đường sắt Phổ (hậu thân là nước Đức hôm nay) + Giáo dục Mỹ + Chính quyền Xô viết = Chủ nghĩa Cộng sản” nhưng những dữ kiện của nó thì vẫn còn nguyên giá trị.

Trật tự đường sắt Đức (Phổ), cho mãi đến những năm 60 (XX), vẫn rất chính xác, giờ tầu chỉ sai lệch có vài chục phút mỗi năm. Tôi đã chứng kiến người Đức lao động gần một năm, họ là chuyên gia chuyển giao kỹ thuật nuôi lợn Eden siêu nạc do CHDC Đức tặng Việt Nam; chuồng lợn của họ sạch đến mức, họ nghỉ trưa ngay hành lang của chuồng, trên những cái giường bạt; còn thức ăn của lợn, thì họ vẫn trực tiếp ăn để kiểm nghiệm độ đạm, các mùi vị và độ an toàn thực phẩm. Lợn họ nuôi ở Việt Nam tăng trọng bình quân 40 kg mỗi tháng. Kỷ luật lao động của người Đức là đệ nhất thế gian!

Liên bang Đức có nhiều nhà máy điện hạt nhân. Khác với Liên Xô cũ và Nhật Bản, các nhà máy điện hạt nhân của họ chưa hề có sự cố. Điều làm nên sự khác biệt ấy, tôi trộm nghĩ là truyền thống kỷ luật lao động, cái mà Lenin sử dụng cho bài toán lý tưởng của mình. Nhưng sau khi động đất và sóng thần Nhật Bản, nhà máy điện Fukushima Dai-ichi bị hư hại, nước Đức liền ban hành luật, rằng đến năm 2022 phải đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân. Điều gì khiến họ làm thế?

Chắc chắn không phải do kỷ luật lao động của người Đức kém đi, cũng không thể vì họ thôi tin vào lý thuyết an toàn của công nghệ điện hạt nhân nếu được vận hành chính xác theo quy trình kỹ thuật. Thế thì vì cái gì? Tôi lại trộm nghĩ, họ chợt giật mình vì quy luật vận động của thiên nhiên mỗi ngày mỗi khác, mỗi dữ dội hơn. Và, trong các luận chứng kỹ thuật của nhà máy điện hạt nhân, họ mới chỉ dựa vào, ví dụ, chu trình động đất của 60 năm, của 100 năm, chứ chưa tính đến một thời hạn xa hơn. Vâng, người Đức cũng như người châu Âu nói chung vốn chỉ tin vào mình; nay bắt đầu biết sợ quy luật khác thường của thiên nhiên, còn nhiều điều nằm ngoài sự hiểu biết của con người nói chung. Tốt, tốt quá!

Cách đây hơn 200 năm, Nhật Bản bắt đầu học Tây phương để công nghiệp hóa đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hóa của Nhật có hai điều thuận: Một, họ có nền tảng là các quý tộc hạng trung qua hiệp hội các làng nghề thủ công dùng vốn của mình vào sản xuất kinh doanh, tự chuyển thành giai cấp tư sản và hai, họ có ngài Tokugawa Yoshinobu (1837- 1913) đã tự nguyện từ bỏ quyền điều hành đất nước suốt 250 năm của dòng họ; lại có vị Thủ tướng Ito Hirobumi quyền trên cả Nhật hoàng đã vì sự thịnh vượng của đất nước mà từ chức, trả quyền điều hành lại cho nhà vua theo xu hướng chung, để chuyên lo soạn thảo Hiến pháp mới, Hiến pháp Quân chủ Lập hiến.

Tóm lại, giai cấp quý tộc của Nhật hồi ấy đã từ bỏ đặc quyền để làm mới đất nước. Nhờ vậy, Nhật Bản đã công nghiệp hóa nhanh hơn Anh 100 năm và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới cho đến hồi tháng trước mới bị Trung Quốc soán ngôi.

Nước Nhật có chiến lược học thiên hạ với nguyên lý, trong mỗi nghề mỗi lĩnh vực, phải học giỏi bằng thầy mới cho sáng tạo để khác thầy, họ mới khuyến khích khoa học cơ bản vài năm nay, còn trong vài trăm năm trước, chỉ học ứng dụng. Về mặt học ứng dụng những phát minh của nhân loại của dân Japon có thể ví với kỷ luật lao động của dân Germany, đệ nhất thế gian. Ngay cái nguyên lý nhà máy điện hạt nhân, họ cũng học của nước ngoài.

Nhưng giờ đây, nhà máy điện hạt nhân Fukuchima Dai-ichi đang trở thành con khủng long làm kinh hoàng thế giới. Nó đang bị đóng băng lại và nước Nhật bắt đầu thực hiện luật tiết kiệm điện 15%, nhiều nhà máy công sở đi làm ngày cuối tuần để chỉ phải chịu giá điện giờ thấp điểm và đi làm sớm hơn để ít dùng điều hòa hơn. Nhân thể nói thêm, cách đây hơn mười năm, Thủ tướng Koizumi đã ban hành luật chỉ cho phép công sở đặt điều hòa ở chế độ 28 độ C, mặc sơ mi đi làm để đỡ tốn điện.

Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa sau Nhật 200 năm, trên nền tảng của nghèo nàn lạc hậu và văn hóa từ chức chưa hình thành. Cái tính cách đang phổ biến là tiết kiệm vốn dự án cho vào tài khoản cá nhân, chưa đến lúc làm vì danh dự, vì cho người khác phục mình vì mình làm tốt làm đẹp. Sau hơn mười năm Toyota Việt Nam mới nội địa hóa 7% so với 70% theo kế hoạch, nhưng trong đó cứ 7 chi tiết xe, đã có 6 chi tiết kém chất lượng.

Dân ta chưa có kỷ luật lao động của người Đức, do sống ở xứ nóng nên rất nhanh mệt mỏi, nhanh buông xuôi và mặc kệ sự đời; khi có đời sống khá hơn một chút thì để điều hòa ở 22 độ C và đắp chăn ngủ, cho sướng. Nếu so với thế mạnh của chính mình là rất đoàn kết khi có ngoại xâm và đánh giặc vào hàng đệ nhất thế gian thì tinh thần kỷ luật lao động và tính công nghiệp vào loại kém, kém lắm.

Nhưng chúng ta vẫn hăm hở quyết tâm để tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Chẳng lẽ, phải đợi đến khi giàu bằng Nhật Bản, có kỷ luật lao động như người Đức, chúng ta mới bàn đến việc có nên dừng nhà máy điện hạt nhân? Sợ rằng đến khi đó thì tôi đã ở rất xa, nên xin phép được có lời thưa trước, rằng chưa nên xây nhà máy điện hạt nhân.

Hãy bắt đầu xây nhà máy điện hạt nhân bằng việc học cách làm giàu của người Nhật và cũng học người Nhật cái chiến lược cao hóa thân thể từng mang tiếng là lùn, ở đây là hãy học tính tiết kiệm điện, học tập và rèn luyện kỷ luật lao động, tinh thần công nghiệp sao cho bằng người Đức. Bấy giờ hãy xây…

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Để Ba Chẽ không chia cắt trong mùa mưa bão

Huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông, đảm bảo người dân không bị 'ngăn sông, cách suối' trong mùa mưa bão.