| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc có thể cắt giảm nhu cầu đậu tương tới 30 triệu tấn

Thứ Sáu 18/02/2022 , 11:03 (GMT+7)

Thông tin bất ngờ này vừa được loan đi, và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới coi chính sách cắt giảm nhu cầu đậu tương như là một 'rủi ro chính trị'.

Trung Quốc tuyên bố có thể cắt giảm mạnh nhu cầu đậu tương, bất chấp thiếu nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Caixin

Trung Quốc tuyên bố có thể cắt giảm mạnh nhu cầu đậu tương, bất chấp thiếu nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Caixin

Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời các quan chức nông nghiệp giấu tên cho biết, Trung Quốc có thể cắt giảm nhu cầu đậu tương của mình xuống 30 triệu tấn bằng cách tiếp tục thúc đẩy khẩu phần bột đậu nành thấp hơn trong thức ăn chăn nuôi và sử dụng các loại protein thay thế.

Năm ngoái, Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn khuyến nghị toàn quốc cắt giảm bột đậu nành và ngô trong thức ăn cho lợn và gia cầm, do nước này đang tìm cách giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn ngũ cốc nhập khẩu.

Theo thống kê, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 100 triệu tấn đậu tương mỗi năm để đảm bảo đủ nguồn protein phục vụ cho ngành chăn nuôi khổng lồ của mình. Tuy nhiên đến năm 2021, tỷ lệ bột đậu nành trong thức ăn chăn nuôi đã giảm xuống mức trung bình 15,3%, giảm 2,4 điểm phần trăm so với năm 2020.

Trong số 33 công ty thức ăn chăn nuôi hàng đầu trong nước, chỉ số khẩu phần bột đậu nành đạt trung bình 11,8%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm trước.

Báo cáo của giới chức ngành nông nghiệp Trung Quốc cho biết thêm, nước này thậm chí có thể còn cắt giảm tỷ lệ sử dụng bột đậu nành thêm nữa nếu tiếp tục theo đuổi chế độ khẩu phần ít protein cho vật nuôi.

Thay vào đó, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có thể tăng cường sử dụng các loại axit amin và các loại ngũ cốc khác để thay thế bột đậu nành trong khẩu phần thức ăn cho gia súc và cừu.

Đặc biệt chính phủ Trung Quốc cho biết, chiến lược thúc đẩy sản xuất đậu tương trong nước sẽ là một "nhiệm vụ chính trị quan trọng" đối với các địa phương trong năm nay, sau khi sản lượng hạt có dầu giảm vào năm 2021 do nông dân mở rộng thêm nhiều diện tích ngô hơn.

Theo dữ liệu của 3 tổ chức quốc tế chuyên theo dõi mảng chăn nuôi gồm Indexbox, Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) và Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA): Ngành gia cầm Trung Quốc tính đến năm 2019 mặc dù bị ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ cộng thêm tác động bất lợi của các loại dịch bệnh, nhưng đàn gia cầm của nước này vẫn phát triển rất mạnh, tiếp tục dẫn đầu thế giới và có xu hướng vượt xa các nước ở hầu hết các chỉ tiêu.

Theo đó, tổng đàn gà của Trung Quốc ước đạt 6,07 tỷ con, nhiều nhất thế giới, gấp khoảng 2,3 lần của Indonesia (quốc gia đứng thứ 2) và gấp 2,8 lần so với Mỹ (xếp thứ 3). Sản lượng thịt gia cầm tại quốc gia 1,4 tỷ dân trung bình hàng năm đạt trên dưới 22 triệu tấn, khiến Trung Quốc trở thành nhà sản xuất thịt gia cầm lớn nhất thế giới, chiếm 21 % sản lượng thịt toàn cầu, tiếp theo là EU (14%), Mỹ (10,6 %) và Brazil (9,6 %)…

Sản lượng trứng của Trung Quốc tính đến năm 2017 mới đạt 466 tỷ quả, chiếm 34% sản lượng trứng toàn cầu, nhưng sau 2 năm đã tăng lên 558 tỷ quả, chiếm 42% sản lượng trứng toàn cầu, vượt xa so với các quốc gia xếp liền kề là Mỹ và Ấn Độ.

Xét dưới góc độ dân số, nếu tính sản lượng thịt và trứng gia cầm sản xuất trên đầu người thì Trung Quốc hiện vẫn cao hơn bình quân thế giới khoảng 3% (đối với thịt gia cầm) và 14% (đối với trứng). Doanh thu của ngành chăn nuôi gia cầm ở Trung Quốc tăng khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2015-2019 và đạt 129 tỷ USD vào năm 2019, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cả về sản lượng và giá trị trong 5 năm tới với tốc độ tăng trưởng khoảng 7,4%/ năm và sẽ đạt khoảng 185 tỷ đô USD vào năm 2025.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc, hiện nước này có khoảng gần 720.000 doanh nghiệp tham gia vào ngành gia cầm, thu hút gần 9 triệu lao động.

Ngành chăn nuôi khổng lồ của Trung Quốc liên tục phải phụ thuộc vào nguồn đậu tương nhập khẩu nhiều năm liền. Ảnh: SCMP

Ngành chăn nuôi khổng lồ của Trung Quốc liên tục phải phụ thuộc vào nguồn đậu tương nhập khẩu nhiều năm liền. Ảnh: SCMP

Về lĩnh vực chăn nuôi lợn, tính đến cuối năm 2021, tổng đàn lợn nái của Trung Quốc đạt 42,96 triệu con, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020 do nước này đẩy mạnh quy mô tái đàn giai đoạn hậu dịch tả lợn Châu Phi hồi năm 2018.

Theo số liệu của Cục Thống kế Trung Quốc cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2021, các công ty chăn nuôi lợn đạt công suất giết mổ hàng năm từ 20.000 con lợn trở lên, với tổng số lợn giết mổ đạt 235,89 triệu con, tăng 66,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản lượng tăng và nguồn cung dư thừa đã khiến giá thịt lợn lao dốc trong hầu như cả năm 2021 và đẩy tỷ suất lợi nhuận của ngành chăn nuôi lợn xuống mức âm. Lợi nhuận ròng của hoạt động chăn nuôi lợn tại các trang trại lớn trong nước ở mức 293 nhân dân tệ (tương đương 45,97 USD)/con vào tháng 11/2021, giảm 187,3% so với tháng 10/2021). Ngoài ra giá thịt lợn cũng giảm 69% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong diễn biến liên quan, hãng tin Reuters cho biết, giá đậu tương ở Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần này do lo ngại sản lượng của khu vực Nam Mỹ giảm vì hạn hán năm thứ hai liên tiếp và nguồn cung trong nước sụt giảm. Theo đó, giá đậu tương tương lai được giao dịch trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên đã tăng lên 3.792 nhân dân tệ (596,22 USD)/tấn trong tuần này, đạt mức kỷ lục và tăng 13% so với trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Các chuyên gia thị trường cho biết, hiện giá bột đậu tương (thành phần chủ yếu trong thức ăn chăn nuôi) tăng có thể làm đội chi phí đối với những người chăn nuôi lợn ở Trung Quốc vốn đang gặp khó khăn do lỗ lã lớn vào năm ngoái và có thể sẽ khiến không ít người phải rời khỏi ngành.

(Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm