| Hotline: 0983.970.780

Vì một Tây Ninh xanh đáng đến, đáng sống

Thứ Bảy 18/05/2024 , 16:55 (GMT+7)

Trồng và bảo vệ rừng là một trong giải pháp giúp Tây Ninh bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu tiến tới xây dựng 'Tây Ninh xanh'.

UBND tỉnh Tây Ninh phát động Tết trồng cây 'Đời đời nhớ ơn Bác Hồ' năm 2024. Ảnh: Lê Bình.

UBND tỉnh Tây Ninh phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024. Ảnh: Lê Bình.

Ngày 17/5, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ phát động phong trào trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024. Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh tham dự và phát động phong trào.

Theo bà Trần Thị Ngân Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tây Ninh, “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” đã trở thành truyền thống, tập quán, trở thành một nét đẹp văn hóa, một phong trào quần chúng sâu rộng tại địa phương.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, đa dạng sinh học bị suy giảm, tỉnh Tây Ninh nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của việc trồng cây, trồng rừng. Cùng với phong trào trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ, thực hiện đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Chính phủ, thời gian qua, công tác trồng cây, trồng rừng tại địa phương đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nghiêm túc triển khai thực hiện thu hút mọi tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh (bên phải) tham gia trồng cây sau lễ phát động. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh (bên phải) tham gia trồng cây sau lễ phát động. Ảnh: Trần Trung.

“Chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Tây Ninh là hướng đến phát triển rừng bền vững, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Tây Ninh đã trồng gần 3 triệu cây xanh các loại vượt 140% kế hoạch.

Có thể khẳng định, kết quả trồng và phát triển rừng đã mang lại những hiệu quả nhất định, bước đầu làm thay đổi nhận thức của người dân về trồng, phát triển rừng góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, bà Trần Thị Ngân Hà nhấn mạnh.

Tính đến năm 2023, Tây Ninh có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên 73.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng là 16,16%. Để làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, Tây Ninh đã và đang đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, các phần mềm thống kê, quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; rà soát, cập nhật hệ thống dữ liệu kiểm kê rừng cho phù hợp với hiện trạng rừng thực tế. Bên cạnh đó, tăng cường giám sát về chất lượng các loại giống cây trồng lâm nghiệp, ưu tiên sử dụng giống năng suất và chất lượng cao để trồng rừng.

Tây Ninh đã trồng gần 3 triệu cây xanh các loại, vượt 140% so với kế hoạch 2021 - 2025 đề ra. Ảnh: Trần Trung.

Tây Ninh đã trồng gần 3 triệu cây xanh các loại, vượt 140% so với kế hoạch 2021 - 2025 đề ra. Ảnh: Trần Trung.

Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao các địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, Chi cục Kiểm lâm đóng vai trò là hạt nhân đã có nhiều sáng kiến, cách làm hay, thiết thực hiệu quả trong việc thực hiện trồng cây, trồng rừng và bảo vệ rừng trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc chia sẻ, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tỉnh Tây Ninh sẽ chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm xây dựng “Tây Ninh xanh”. Trong đó, yếu tố xanh vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện phát triển của tỉnh, hướng đến Tây Ninh trở thành một nơi đáng đến và đáng sống.

Những năm qua, công tác bảo vệ rừng luôn được UBND tỉnh Tây Ninh và các chủ rừng nâng cao và ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Lê Bình.

Những năm qua, công tác bảo vệ rừng luôn được UBND tỉnh Tây Ninh và các chủ rừng nâng cao và ưu tiên hàng đầu. Ảnh: Lê Bình.

“Trồng cây là hành động đẹp và ý nghĩa, mỗi cây được trồng là món quà vô giá gửi đến tương lai cho thế hệ mai sau. Cây cối đã giúp nhiều cho sự sống của con người, vì vậy cần bảo vệ và trồng nhiều cây hơn nữa bằng tình yêu, lòng biết ơn và sự khiêm nhường đối với thiên nhiên tươi đẹp.

Việc tổ chức trồng cây phải bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, tạo điều kiện để huy động được sự vào cuộc của đông đảo các tổ chức quần chúng; chú trọng chọn lựa cây trồng bản địa, cây rừng đa tác dụng, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, mùa vụ trên từng địa bàn để bảo đảm cây sau khi trồng đạt tỷ lệ sống cao, sinh trưởng”, ông Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh.

Theo Sở NN-PTNT Tây Ninh, kế hoạch trong năm 2024 và năm 2025, tỉnh dự kiến trồng 480 ha rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, trồng 366.000 cây phân tán và vận động nhân dân trồng bằng nguồn vốn của dân khoảng 1.200.000 cây. Đến hết giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh ước thực hiện trồng 1.600 ha rừng trồng tập trung và 4.000.000 cây phân tán, vượt 90 ha rừng trồng tập trung và khoảng 1.800.000 cây phân tán.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Chính sách đồng quản lý phát huy hiệu quả trong phòng chống cháy rừng

Hậu Giang Thực hiện chính sách đồng quản lý giúp Hậu Giang hạn chế, kiểm soát được tình trạng người dân ra vào rừng trái phép, nâng cao hiệu quả phòng chống cháy rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.