| Hotline: 0983.970.780

Vinamilk tiếp tục đánh lừa dư luận?

Thứ Hai 08/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Sau khi NNVN đăng loạt bài “Nghịch lý câu chuyện bò và... sữa”, Cục Chăn nuôi đã có ngay văn bản gửi Sở NN-PTNT TPHCM đề nghị cơ quan này làm việc trực tiếp với Vinamilk nhằm tìm hướng giải quyết vấn đề.

Sau khi NNVN đăng loạt bài “Nghịch lý câu chuyện bò và... sữa”, Cục Chăn nuôi đã có ngay văn bản gửi Sở NN-PTNT TPHCM đề nghị cơ quan này làm việc trực tiếp với Vinamilk nhằm tìm hướng giải quyết vấn đề. 

Ảnh mặt tiền nhà máy sữa Vinamilk

Vinamilk nói tốt về mình

Ngày 3/9 , một cuộc họp “nội bộ” giữa đại diện phía Cty CP Sữa Việt Nam (gọi tắt là Vinamilk), Sở NN-PTNT và Hội Nông dân TPHCM đã diễn ra nhằm mổ xẻ vấn đề có hay không việc Vinamilk ép giá nông dân trong việc thu mua nguyên liệu sữa? Cuộc họp kết thúc với đề nghị “hiệp thương” là Cty Vinamilk “nghiên cứu” nâng giá thu mua sữa từ 7.450 đ/kg lên ngang bằng mức giá vào đầu tháng 4/2008 là 7.900 đ/kg, đồng thời trực tiếp đối thoại với người nuôi bò sữa TP.

Tại cuộc họp, đại diện Cty Vinamilk- bà Nguyễn Thị Như Hằng (Phó TGĐ) đã tỏ ra rất “tự tin” khi cho rằng cách kiểm tra chất lượng sữa trước khi xác định giá mua của Cty là hoàn toàn chính xác(?), bởi giá thu mua gắn liền với cách kiểm tra (chủ yếu kiểm tra 3 chỉ tiêu có trong sữa là chất khô, chất béo và vi sinh) mà Cty đã nêu rất rõ ràng và công khai trong hợp đồng ký trực tiếp với từng hộ nông dân. Phương thức này đã được Cty áp dụng hàng chục năm nay nên không thể nói Vinamilk ép giá, tuy nhiên bà Hằng cũng thừa nhận nếu có sai sót thì ở khâu trạm thu mua!

Tin liên quan

. Giá sữa rẻ hơn... nước tinh khiết!
. Nghịch lý câu chuyện bò và... sữa
. Lâm Đồng: Người nuôi bò sữa ''đánh đu'' với Vinamilk
. Vinamilk giảm giá thu mua sữa tươi?

Bà Hằng còn tự quảng cáo là Cty hiện có 47 trạm thu mua sữa trên địa bàn TPHCM cùng hai đại lý hèm bia hỗ trợ cho người nuôi bò sữa nhằm đảm bảo chất lượng, hỗ trợ máy vắt sữa cho bà con nông dân bằng phương thức mua trả chậm và giảm 30% (giá 1 bộ là 15 triệu đồng) nhưng người chăn nuôi mới đăng ký sử dụng có 30/100 hộ. Các chi phí thu mua, chế biến tính trên đơn vị trọng lượng sữa thấp do số lượng sữa thu mua nhiều nên Cty hàng năm có xem xét thu mua sữa với giá cao, vì thế Vinamilk luôn điều chỉnh giá mua sữa theo mùa vụ và theo tình hình giá sữa thế giới (!?).

Còn ông Vương Ngọc Long (nguyên là cán bộ kỹ thuật của Viện KHKTNNMN nay là GĐ Phát triển vùng nguyên liệu Vinamilk) thì “đổ tội” cho con bò sữa bị bệnh viêm vú tiềm ẩn khiến chất lượng sữa bị giảm đi rất nhiều nên giá mua phải thấp. Ông này dẫn chứng theo số liệu của Chi cục Thú ý TP hiện có trên 90% số lượng đàn bò sữa TP là bị bệnh viêm túi tiềm ẩn mà nguyên nhân chính là do người chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu vệ sinh tối thiểu. Ông Long nêu: Hộ ông Nguyễn Văn Muôn (Tân Thạnh Đông, Củ Chi) nuôi 80 con nhưng thùng chứa phân lại để sát với đàn bò, mỗi ngày cho bò ăn có 80 bó cỏ (mỗi con ăn 10kg), máng ăn bị ẩm mốc không đảm bảo chất lượng thức ăn gia súc...

Quầy sản phẩm của Cty sữa Vinamilk

Sự thật thế nào?

Có một sự thật mà ai cũng biết là trong khi giá sữa lẫn giá nguyên liệu sữa nhập khẩu tăng cao thì giá nguyên liệu thu mua lại không tăng chút nào, thậm chí còn giảm so với trước. Trong khi đó, người chăn nuôi còn phải chịu thêm gánh nặng khác là giá TĂGS tăng rất nhiều trong thời gian gần đây. Cứ nhìn vào giá “hỗ trợ” cho người nuôi bò sữa của Vinamilk đưa ra trong 1 năm trở lại đây mới thấy hết sự bất hợp lý của nó.

Đó là tháng 6/2007 Vinamilk đưa giá mua là 6.500 đ/kg, sang tháng 1/2008 nâng lên 7.900 đ/kg nhưng chỉ giữ có 3 tháng, sang tháng 4/2008 đến nay thì giá mua tụt xuống còn 7.450đ/kg. Tuy nhiên, mức giá sàn 7.450 đ/kg chưa phải người dân nào cũng đạt được, bởi chất lượng sữa của các hộ chăn nuôi không đồng đều, người nào không đạt một trong ba tiêu chuẩn chất lượng về vi sinh, chất béo, chất khô đều phải bị trừ tiền.

Nhưng những chỉ tiêu này được kiểm tra đánh giá như thế nào gọi là đạt hay không đạt thì có trời mới biết, và nói như ông Phan Văn Liên (Chủ tịch Hội Nông dân xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn): “Nếu khi người bán đến giao sữa, bên đại lý kiểm tra rồi thông báo ngay kết quả là sữa đạt hay không đạt để còn biết. Đằng này, ai đến giao sữa thì họ chỉ lấy một ít sữa làm mẫu bỏ vào bịch nói đem về nhà máy kiểm tra. Đến một tuần sau, khi trả tiền bên đại lý mới đưa bảng thông báo kết quả và định giá tiền!”. Quả thật, Vinamilk vừa là người mua lại là người kiểm tra chất lượng để từ đó quyết định giá sau cùng rõ ràng không ổn.

Ngoài ra, báo cáo của Sở NN-PTNT tại cuộc họp ngày 3/9 đã nhận định: Thứ nhất, Vinamilk đưa ra các mức trừ không hợp lý giữa các mức chất lượng, theo đó từ A xuống B đối với chất khô là 700đ, trong khi từ B xuống C và C xuống D chỉ trừ có 200đ.

Thứ hai, khi chất khô đạt tới mức 11,99% cũng bị trừ 700đ (qui định tỷ lệ chất khô đạt chuẩn là 12- 12,2%). Nếu lấy tỷ lệ phần trăm sữa không đạt loại A bị trừ nhân với sản lượng sữa mà Vinamilk thu mua tại TPHCM trong 8 tháng qua (khoảng 70 ngàn tấn) và nhân với khoản tiền bị trừ chất khô ít nhất là 700đ/kg thì số tiền của nông dân bị “đội nón” ra đi là vô cùng lớn.

Thứ ba, Vinamilk chưa trả theo đúng hợp đồng, đó là mức giá Cty đưa ra có khoản tiền hỗ trợ chuồng trại là 200đ/kg nhưng thực tế trong bảng tính tiền cho từng hộ thì không thấy khoản tiền này. Đặc biệt, Vinamilk chỉ thưởng cho người chăn nuôi có mức chất khô cao (trên 12,2%), nhưng đối với chất béo thì trừ chứ không thưởng. Cụ thể, khảo sát tất cả các kết quả phân tích của Vinamilk tại các Trạm ở Củ Chi, Hóc Môn, quận 12 thì chất  béo bình quân là 3,6% (vượt qui định đạt chuẩn 3,5%) nhưng lại không thấy thưởng.

Liệu những điều chúng tôi phân tích ở trên, nếu không gọi Vinamilk cố tình ép giá, tiếp tục “đánh lừa” dư luận thì nên gọi bằng...cái gì?

Trong khi cán bộ kỹ thuật Vinamilk “chê” người nuôi bò sữa không đảm bảo vệ sinh thì ngay chính cách lấy mẫu để thử chỉ tiêu vi sinh (cồn, độ tủa) ngay tại chỗ của nhân viên tại các trạm trung chuyển của Vinamilk lại mất vệ sinh! Theo đó, ống nghiệm thử Blue Methylen được nhà máy giao vào buổi chiều hôm trước và Trạm trung chuyển sẽ lấy mẫu thử vào buổi sáng, ghi nhận kết quả (thời gian giao sữa, thời gian mất màu Blue Methylen).

Nhưng sau đó, ống nghiệm được rửa qua loa tại trạm mà không hấp vô trùng (điều kiện bắt buộc trong khâu xét nghiệm) rồi gửi mẫu về phòng xét nghiệm Cty để “thử” chất khô và béo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích vào buổi chiều cùng ngày và tất nhiên người dân sẽ bị trừ tiền do mẫu sữa bị “vấy bẩn” ngay trong ống nghiệm “dơ”!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm