| Hotline: 0983.970.780

VnSAT vực dậy năng suất lúa ở vùng đất phèn chua

Thứ Tư 16/03/2022 , 14:43 (GMT+7)

ĐBSCL Với mục tiêu giúp nông dân trồng lúa nâng cao lợi nhuận và sản xuất an toàn, Dự án VnSAT đã mang đến nhiều hiệu quả thiết thực cho nông dân ĐBSCL.

Dự án VnSAT chọn xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên (An Giang) nhằm tạo điều kiện để người dân, cán bộ địa phương tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án VnSAT chọn xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên (An Giang) nhằm tạo điều kiện để người dân, cán bộ địa phương tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khá lên từ cây lúa

Trước đây xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên (An Giang) việc canh tác đất lúa của bà con nông dân nơi đây luôn gặp khó khăn vì bị phèn nặng, nhưng qua nhiều năm nay được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp tỉnh đầu tư các công trình thủy lợi nội đồng để tháo chua rửa phèn, từ sản xuất 2 vụ/năm nay đã thành thục chủ động canh tác nâng lên 3 vụ/năm. Đặc biệt hơn, gần 7 năm nay có Dự án VnSAT chọn Tân Lập để hỗ trợ người dân làm lúa ngày càng giỏi hơn, năng suất tăng theo từng năm. Từ kết quả đó đã giúp cho địa phương tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, còn tỷ lệ hộ gia đình khá giả của xã lại tăng lên theo từng năm.

Ông Phan Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Tịnh Biên (An Giang) vui mừng chia sẻ: Xã Tân Lập có diện tích tự nhiên trên 3.000ha, trong đó có 2.794ha đất sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm nay địa phương được Dự án VnSAT An Giang chọn làm nơi triển khai dự án nhằm tạo điều kiện để người dân, cán bộ địa phương tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, thay đổi nhận thức cũng như tập quán sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, từng bước nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo tại địa phương.

Từ khi Dự án VnSAT thực hiện trên địa bàn xã Tân Lập giai đoạn đầu chỉ có 650 hộ dân tham gia trên diện tích 1.329 ha, hiện đã phát huy tác dụng rất tích cực đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Tỷ lệ hộ nông dân áp dụng các quy trình kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng và hàng hóa thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng cao. Việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững tạo điều kiện cho hoạt động liên kết chuỗi giữa nông dân với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng ổn định hơn.

Nhờ VnSAT hỗ trợ đã giúp HTX sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp Tân Lập liên kết với nhiều doanh nghiệp đến bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhờ VnSAT hỗ trợ đã giúp HTX sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp Tân Lập liên kết với nhiều doanh nghiệp đến bao tiêu lúa gạo. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Giai đoạn 2016-2020, cán bộ, nông dân xã Tân Lập đã tham gia 42 lớp tập huấn các chương trình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP và chuẩn SRP… Qua đó, đã bổ sung thêm kiến thức canh tác nông nghiệp hữu cơ, an toàn, giúp nâng cao lợi nhuận cho nông dân. Đặc biệt, những công trình được đầu tư từ Dự án VnSAT, gồm: 3 cống hở có kiểm soát nước, lộ giao thông nối liền tuyến dân cư Tân Thành đến cầu Bình Định và từ kênh Định Thành đến kênh 12, với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng, góp phần tích cực trong việc phục vụ sản xuất của nông dân.

Ông Trần Văn Xuân, Giám đốc HTX sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp Tân Lập, huyện Tịnh Biên cho biết: Trước khi thành lập HTX, chỉ là THT sản xuất nông nghiệp Tân Lập, tại ấp Tân An, xã Tân Lập với 63 hộ thành viên. Tổ hợp tác hoạt động trên cơ sở các nông dân cùng hung vốn, cùng sản xuất tạo nên tổ chức hội cùng phát triển, thế nhưng do đa phần là nông dân có trình độ thấp. Năng lực yếu chủ yếu sản xuất trên kinh nghiệm thực tiễn.

Bên cạnh đó, nguồn vốn thấp dẫn tới quy mô của các tổ hợp tác còn nhỏ lẻ, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao. Diện tích đất lúa thuộc Tổ hợp tác trực tiếp sản xuất 162,3 ha. Tổ hợp tác quản lý và khai thác 4 trạm bơm điện, 12 máy với công suất 30.000 m3/h và có hệ thống kênh mương tưới, tiêu tương đối hoàn chỉnh nhưng thiếu cống thoát nước. Hệ thống giao thông nội đồng phân bố khá đều nhưng là đường đất, lầy lội trong mùa mưa làm cho việc việc lưu thông hàng hóa, vận chuyển máy móc thiết bị móc khó khăn. Cống hiện tại là cống ngầm, khả năng thoát nước kém và cản trở vận chuyển lúa bằng phương tiện giao thông thủy.

Từ những thuận lợi và được hỗ trợ của dự án VnSAT An Giang năm 2020 Tổ hợp tác Tân Lập nâng lên thành HTX sản xuất và Dịch vụ Nông nghiệp Tân Lập với 19 thành viên, vốn điều lệ 1,4 tỷ đồng. HTX được dự án hỗ trợ các thiết bị nông nghiệp, cộng thêm vốn HTX bỏ ra để thực hiện các dịch vụ như: máy cấy, máy tỉa hạt theo khóm, cung ứng giống lúa, ngâm ủ giống lúa, cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản xuất gạo an toàn.

Nông dân trong Dự án rất tự tin áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giúp lúa luôn tăng cao năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân trong Dự án rất tự tin áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giúp lúa luôn tăng cao năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

HTX hoạt động khá hiệu quả ở khâu liên kết tiêu thụ, qua số liệu thống kê cho thấy diện tích hợp đồng cùng các doanh nghiệp như Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Tập Đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH MTV Lương thực Vĩnh Bình… hằng năm đều tăng (năm 2019 liên kết 870 ha, năm 2020 liên kết 2.093 ha và diện tích liên kết tăng theo từng năm tiếp theo), chủ yếu sản xuất giống lúa chất lượng cao theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thành công mà dự án đem lại là tuyên truyền các biện pháp canh tác tiên tiến “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, đào tạo lượng nông dân sản xuất giỏi, cập nhật biện pháp mới, giúp tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa. Thông qua việc áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác bền vững và liên kết sản xuất  theo chuỗi giá trị với doanh nghiệp đã tạo tiền đề cho HTX phát triển theo hướng bền vững và tăng thu nhập cho nông dân. (Ông Trần Văn Xuân, Giám đốc HTX Tân Lập)

Xây dựng vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao

Ông Đoàn Ngọc Phả, Phó Giám đốc VnSAT An Giang cho biết: Ngoài vấn đề tập huấn các chương trình tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, VnSAT An Giang còn đẩy mạnh nâng cao năng lực nông dân để xây dựng vung nguyên liệu bằng cách giúp nông tập huấn và làm điểm trình diễn nhiều mô hình VietGAP, SRP tiếp tục nâng cao năng lực nông dân, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cụ thể là: tập huấn, đào tạo giáo viên nguồn SRP,  33 lớp VietGAP, SRP với 1.490 hộ và thực hiện 19 điểm trình diễn, phát tài liệu thướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn sản xuất lúa bền vững SRP.

Thành công mà Dự án đem lại là tuyên truyền các biện pháp canh tác tiên tiến '3 giảm 3 tăng' và '1 phải 5 giảm', đào tạo lượng nông dân sản xuất giỏi, cập nhật biện pháp mới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thành công mà Dự án đem lại là tuyên truyền các biện pháp canh tác tiên tiến “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, đào tạo lượng nông dân sản xuất giỏi, cập nhật biện pháp mới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điển hình là trường hợp liên kết giữa Công ty THHH Tấn Vương và HTX Tân Lập, ban đầu chỉ hợp đồng 100 ha vụ đông xuân 2017-2018, sau đó diện tích tăng lên từng vụ, đến năm 2021 được 1.300 ha/vụ ở xã Tân Lập và còn mở rộng sang xã khác. Năm 2021, tổng diện tích hợp đồng sản xuất và tiêu thụ của Công ty THHH Tấn Vương trên địa bàn dự án đạt trên 1.500 ha/vụ.

Còn tại Đồng Tháp, Dự án VnSAT được thực hiện tại 6 huyện (Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh) với tổng diện tích gần 31.800 ha và trên 21.200 hộ ở 23 thị trấn, 41 HTX và 1 Tổ hợp tác.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Cụ thể nhiều năm qua nông dân Đồng Tháp đã thụ hưởng từ Dự án VnSAT rất lớn, nhờ vậy đã áp dụng thành thạo các giải pháp khoa học kỹ thuật mới, nhằm giúp giảm giá thành sản xuất lúa trên 166.417ha, chiếm khoảng 49% diện tích canh tác, tăng 6% so với thực hiện năm 2020.

Hoàn thiện và nhân rộng mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0 quy mô 280ha tại HTX Mỹ Đông 2, huyện Tháp Mười, mang lại lợi nhuận cao hơn 8,4 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà. Từ đó đã góp phần phát triển nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp truyền thống sang tư duy kinh tế nông nghiệp để góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh nhà.

Rất mừng đến nay trên địa bàn Đồng Tháp đã có 2 sản phẩm gạo ST24 và Đài Thơm 8 của HTX Tiến Cường (ở huyện Tam Nông) được sản xuất, chế biến, phân phối theo chuỗi của dự án VnSAT, đạt giải TOP 10 thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín năm 2019 do Cục Sở hữu trí tuệ và Hội chống hàng giả. Gạo ST được tiêu thụ tại Hà Nội với sản lượng khoảng 50 tấn/tháng.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Ireland lạc quan tiềm năng mở rộng sản phẩm thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam

Giám đốc điều hành Bord Bia nhấn mạnh, Ireland là quốc gia nổi bật về sản xuất xanh và các tiêu chuẩn khắt khe về tính sạch sẽ, an toàn, bền vững của thực phẩm.

Năm tuyển sinh đặc biệt của Trường Đại học Lâm nghiệp

HÀ NỘI Trường Đại học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức lễ nhập học cho tân sinh viên khóa K69 trong không khí rộn ràng của chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường.

Hòa Phát nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm

Các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát, Điện lạnh Hòa Phát...

Giới đầu tư săn tìm biệt thự ven biển Hạ Long khi nguồn cung nhỏ giọt

QUẢNG NINH Quỹ đất trực vịnh Hạ Long ngày càng khan hiếm khiến nguồn cung biệt thự ven biển ít ỏi, nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội từ dòng sản phẩm này.

Bình luận mới nhất