| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: VnSAT tạo nền tảng, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo

Chủ Nhật 13/03/2022 , 10:02 (GMT+7)

Sau gần 6 năm triển khai Dự án VnSAT ở ĐBSCL, trong hợp phần lúa gạo đã chứng thực hiệu quả, lợi ích thiết thực cho các thành phần tham gia chuỗi sản xuất.

HTX tham gia Dự án VnSAT tại Cần Thơ san bằng mặt ruộng bằng tia laser. Ảnh: Hữu Đức.

HTX tham gia Dự án VnSAT tại Cần Thơ san bằng mặt ruộng bằng tia laser. Ảnh: Hữu Đức.

Bước chuyển từ đồng ruộng

Vùng ĐBSCL có thế mạnh sản xuất lúa gạo hàng hóa. Từ những năm đầu theo chân cán cán bộ địa phương thực hiện dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) ở tỉnh Sóc Trăng và TP Cần Thơ, vùng dự án khá rộng, với hàng chục ngàn hộ nông dân tham gia đến nay tạo được chuyển biến thay đổi tập quán sản xuất cũ là thành quả hơn mong đợi. Mục tiêu dự án hỗ trợ nông dân ứng dụng các giải pháp kỹ thuật như: “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”. Thông qua hàng trăm lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật dần dần tạo được chuyển biến.

Nông dân ở vùng ĐBSCL dần nhận thức cần phải thay đổi tập quán không phải gieo sạ lúa dày, sử dụng thừa phân bón hay lạm dụng thuốc trừ sâu. Thông qua dự án, sản xuất lúa không chỉ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, canh tác lúa còn nhắm tới giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón và thuốc BVTV. Cùng song hành tham gia dự án với các hộ nông dân là thành viên các HTX, doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi sản xuất tiêu thụ lúa gạo.

Tại TP Cần Thơ còn 4 huyện khu vực ngoại thành có diện tích sản xuất lúa gạo rộng lớn. Thông qua dự án VnSat, thành phố xây dựng và phát triển 31 tổ chức nông dân/HTX. Trong đó có 16 HTX tham gia liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra, chiếm 40% diện tích. Đã có 21/31 tổ chức nông dân có tổ nhân giống với tổng diện tích 440 ha/năm, năng lực cung ứng trên 6.000 tấn lúa giống chất lượng cao: Đài Thơm 8, Nàng Hoa 9, Jasmine 85…Các HTX còn mở rộng các dịch vụ như các dịch vụ sản xuất trồng trọt (làm đất, sạ lúa, bơm tưới…), các dịch vụ sau thu hoạch như: Máy gặt liên hợp, xay xát, thu mua, tiêu thụ nông sản và kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Ông Phạm Văn Quỳnh, nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Cần Thơ, hiện phụ trách kỹ thuật Dự án VnSAT TP Cần Thơ, nhận xét: Về mặt hiệu quả thấy được chính là tác động lên toàn chuỗi sản xuất nông dân -HTX - doanh nghiệp để nâng cao giá trị lúa gạo. Dự án đã hỗ trợ, nâng cao trình độ sản xuất giúp nông dân. Nông dân thành viên HTX được tạo điều kiện sản xuất tốt hơn. HTX được hỗ trợ đầu tư thiết bị máy nông cơ, năng lực của Ban điều hành HTX được nâng lên. Qua đó doanh nghiệp tham gia liên kết, tiêu thụ lúa gạo được vay vốn ưu đãi, đầu tư thiết bị máy móc, hình thành vùng nguyên liệu với qui mô sản lượng lớn, chất lượng lúa gạo tốt hơn. Toàn chuỗi sản xuất mang tính bền vững có thể xem là khuôn mẫu mở rộng sản xuất cho ngành hàng lúa gạo và cho một số cây trồng khác có sản lượng lớn.

Tạo nền tảng vững chắc

Hiệu quả từ dự án VnSAT ở ĐBSCL mang lại cho nông dân trong vùng dự án hiện lên ngày càng rõ. Ông Trần Tấn Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho rằng: Trong những năm qua, công tác triển khai Dự án VnSAT đã góp phần lớn trong việc sản xuất lúa gạo cho các địa phương vùng dự án, giúp người dân thay đổi lớn về phương thức canh tác truyền thống, sang quy trình tiên tiến hiện đại, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng và áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận sau thu hoạch.

Tại Sóc Trăng, Dự án VnSAT hỗ trợ HTX thực hiện mô hình cánh đồng lớn (CĐL). Ông Liễu Nghĩa Tín, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông, đơn vị phối hợp Dự án VnSAT hỗ trợ về mặt kỹ thuật, trong mô hình sản xuất lúa gạo bền vững, nhìn nhận sự tiến bộ từ vụ lúa HT 2021: Trong mô hình sản xuất lúa gạo bền vững, thành viên HTX và dân tham gia mô hình đều được cán bộ chuyên môn tập huấn kỹ thuật “1 phải 5 giảm” và hướng dẫn thực hiện cơ giới hoá khâu làm đất, sử dụng máy san phẳng đồng ruộng trước khi gieo sạ (gieo sạ bằng phương pháp cấy máy, máy phun hạt). Đặc biệt trong mô hình gieo sạ đồng loạt theo lịch thời vụ, của ngành nông nghiệp và các mô hình sản xuất lúa gạo bền vững tại các địa phương trong vùng dự án.

HTX Tân Tiến ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được Dự án hỗ trợ xây dựng nhà kho, cầu và đường. Ảnh: Hữu Đức.

HTX Tân Tiến ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được Dự án hỗ trợ xây dựng nhà kho, cầu và đường. Ảnh: Hữu Đức.

Trong đó có HTX Thọ Hòa Đông A, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành ký kết tiêu thụ lúa sau thu hoạch với các doanh nghiệp. Đồng thời, kết quả vụ lúa hè thu 2021 năng suất lúa đạt từ 6 tấn - 6,2 tấn/ha, năng suất cao hơn ruộng đối chứng bên ngoài 0,5 tấn/ha, giá bán cao hơn 100 đồng/kg. Nhưng chi phí giảm 1,6 triệu - 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn 4 triệu - 5 triệu đồng/ha. Tiếp đến vụ lúa đông xuân (2021-2022), Trung tâm Khuyến nông phối hợp Dự án VnSAT hỗ trợ về kỹ thuật cho các HTX tại các địa phương vùng dự án, thực hiện mô hình cánh đồng lớn.

Ông Huỳnh Văn Những, Phó Giám đốc Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng, nhận định: Các hoạt động của dự án đã góp phần tăng thu nhập và lợi nhuận cho nông dân theo chuỗi giá trị lúa gạo bền vững. Tính bền vững được thể hiện ở các góc độ, như về kinh tế, dự án giúp nông dân chủ động điều chỉnh kỹ thuật canh tác một cách khoa học, linh hoạt để giảm giá thành, ổn định năng suất, tạo nên giá trị gia tăng, nâng cao lợi nhuận trong mối liên kết theo chuỗi giá trị lúa gạo.

Về xã hội, từ mô hình của dự án thúc đẩy các hoạt động hợp tác liên kết trên tinh thần tự nguyện giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với HTX, giữa HTX với doanh nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích và cùng chia sẻ rủi ro từng bước tạo nên vùng nguyên liệu lúa gạo có chỉ dẫn địa lý.

Về môi trường, dự án nâng cao nhận thức nông dân trong sản xuất, giảm ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính. Qua đó sản phẩm lúa, gạo nông dân sản xuất có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và doanh nghiệp liên kết tiêu thụ.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Ngành tôm toàn cầu sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024

Các thị trường quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có sự cải thiện nhẹ về nhu cầu tiêu thụ tôm, nhưng khó khăn vẫn còn nhiều.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm