| Hotline: 0983.970.780

Vụ bò dự án vừa trao tay đã chết: UBND huyện Bá Thước nói gì?

Thứ Sáu 27/03/2020 , 14:39 (GMT+7)

Người dân cho biết, họ phải nhận bò dự án nếu không muốn mất quyền lợi. Còn UBND huyện Bá Thước khẳng định, đó là chuyện mua bán của người dân, huyện không can thiệp(?).

Con bò của ông Đức chết chưa rõ nguyên nhân nhưng đã được chôn khi chưa lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Võ Dũng.

Con bò của ông Đức chết chưa rõ nguyên nhân nhưng đã được chôn khi chưa lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Võ Dũng.

Giá cắt cổ, còn rước trâu bò bệnh về nhà

Ông Nguyễn Văn Đức, thôn Thung Tâm, xã Ái Thượng, một trong những hộ dân nhận bò dự án khẳng định, khi thấy bò không đạt chất lượng, ông đã yêu cầu được nhận tiền hoặc chờ bò đạt tiêu chuẩn mới nhận. Tuy nhiên, bên cung cấp cho biết, nếu không nhận bò thì coi như mất quyền lợi.

“Con bò của tôi và anh trai nhận, định giá 20 triệu đồng nhưng nó chỉ đáng giá 9-10 triệu đồng. Tôi không đồng ý với giá đó nên yêu cầu đổi nhưng họ bảo không nhận thì mất quyền lợi nên phải nhận. Không ngờ mới dắt về được 3-4 ngày thì bò lăn đùng ra chết”, ông Đức chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Mai thôn Thung Tâm cùng 3 hộ dân khác được nhận 2 con trâu với giá 48 triệu đồng. Tuy nhiên, hai con trâu này trên đường dắt về thì chính những người đã cấp trâu chạy xe ô tô theo, gạ mua lại với giá 26 triệu đồng.

“Họ cấp cho chúng tôi với giá 48 triệu đồng, 4 gia đình phải bù vào 8 triệu đồng. Họ lại chạy theo chúng tôi muốn mua lại với giá 26 triệu đồng. Chúng tôi để nuôi nhưng giờ một con trâu kén ăn, một đang bị đau mắt”, bà Mai bức xúc.

Con bò của ông Trương Viết Giang, xóm Thung Tâm bị sưng vù chân chỉ sau 4 ngày được cấp. Đơn vị cung ứng đã đến bốc lên xe đưa về. Ảnh: Võ Dũng.

Con bò của ông Trương Viết Giang, xóm Thung Tâm bị sưng vù chân chỉ sau 4 ngày được cấp. Đơn vị cung ứng đã đến bốc lên xe đưa về. Ảnh: Võ Dũng.

Chỉ ít ngày sau khi trâu bò dự án được cấp, người dân xã Ái Thượng đã phải chạy đôn chạy đáo chữa bệnh LMLM.

Tại thôn Thung Tâm, chúng tôi còn ghi nhận trường hợp bò dự án được cấp cho bà Hà Thị Khánh bị LMLM, bỏ ăn. Còn tại thôn Dổi, hai con trâu của ông Trương Văn Ất bị lây từ trâu dự án, hiện đang điều trị.

Bò của bà Hà Thị Khánh, thôn Thung tâm phát bệnh LMLM chỉ sau vài ba ngày nhận. Ảnh: Người dân cung cấp.

Bò của bà Hà Thị Khánh, thôn Thung tâm phát bệnh LMLM chỉ sau vài ba ngày nhận. Ảnh: Người dân cung cấp.

“Nhận trâu dự án về được vài ngày thì nó lây bệnh LMLM sang 2 con trâu nhà. Trâu dự án cấp đã được bên cung ứng thu về hôm 24/3. Hiện gia đình tôi đang phải nhờ thú y điều trị cho trâu nhà. Ngoài ra, tại thôn Dổi còn có trâu dự án của các ông Trương Văn Khương – Trương Văn Đại hiện cũng đã bỏ ăn”.

Người dân nghi ngờ, trâu bò bị nâng khống giá để trục lợi chính sách. Ảnh: Võ Dũng.

Người dân nghi ngờ, trâu bò bị nâng khống giá để trục lợi chính sách. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết, chuyện nâng khống giá trị trâu bò hay không là thỏa thuận giữa bên cung ứng và người dân, huyện không can thiệp. Các hộ dân tự liên hệ lấy rồi báo lên xã, huyện; huyện kiểm tra an toàn dịch bệnh, cân nặng(?).

Ngày 26/3, UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra, xác minh, nếu đúng bò bị nâng khống giá, chất lượng không đạt thì yêu cầu gia đình trả lại bò cho đơn vị cung ứng. Lúc nào cấp đủ tiêu chuẩn thì người dân mới nhận. Tới đây khi cấp lại phải có Ban quản lý dự án huyện chứng giám.

Thú y huyện không thể “phủi tay”

Đến thời điểm này, dự án đã hỗ trợ được khoảng khoảng 300 con chứ không phải 69 con như danh sách Phòng NN- PTNT cấp. Đại diện Chi cục Chăn nuôi - Thú y Thanh Hóa chưa nhận được thông tin về việc triển khai dự án cấp trâu bò tại huyện Bá Thước. 

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị PV trao đổi với Sở NN- PTNT Thanh Hóa để nắm cụ thể xem huyện có phối hợp với Sở trong việc cấp trâu bò dự án hay không.

Còn ông Võ Minh Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước phân trần: “Trâu bò chỉ là mua bán trong huyện, không cần báo cho Chi cục Chăn nuôi- Thú y giám sát. Cái này các hộ mua bán với nhau. Dự án chỉ hỗ trợ mỗi hộ 10 triệu đồng. Khi bò chết, cơ quan thú y xã báo lên, thú y huyện, công an xuống lập biên bản theo quy định của Luật Thú y.

Mình sợ sai nên đã kiểm tra rồi, anh em bảo không vấn đề gì. Nếu sai thì phải xử ông thú y. Cái này để tôi xem lại đã. Ông thú y trả lời thế thôi chứ tôi đang nghi ngờ chỗ này”.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Tâm, Phó phòng NN- PTNT huyện Bá Thước cho biết, quy chuẩn cấp bò cho hộ dân thì chưa có nhưng theo dự án giảm nghèo bền vững thì bò phải có trọng lượng tối thiểu 120kg, 12-36 tháng tuổi; trâu từ 150kg, 18-48 tháng tuổi.

Trong khi đó, ông Mai Văn Thuấn – người cấp bò cho các hộ dân chỉ cung cấp được Giấy chứng nhận tiêm phòng 1 liều vắc xin LMLM, 1 liều tụ huyết trùng vào ngày 25/1/2020 do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện cấp, trên giấy không ghi thẻ tai. Còn hợp đồng cung ứng, theo ông Thuấn thì “đang hoàn thiện”(?).

 

Theo phân tích của ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Thanh Hóa, nếu số trâu bò trên được thu mua trong tỉnh thì phải có chứng nhận của cơ quan thú y nơi cấp giống. Nếu trâu bò phát bệnh hoặc chết thì bên cung ứng có trách nhiệm đền bù theo hợp đồng.

Thực tế đã có khoảng 300 con trâu bò đến tay người dân 3 xã ảnh hưởng bởi dự án cải tạo, nâng cấp quốc lôk 217. Ảnh: Võ Dũng.

Thực tế đã có khoảng 300 con trâu bò đến tay người dân 3 xã ảnh hưởng bởi dự án cải tạo, nâng cấp quốc lôk 217. Ảnh: Võ Dũng.

“Trong trường hợp trâu bò dự án bị chết, thú y xã phải báo cho huyện; huyện phải báo cho Chi cục Chăn nuôi - Thú y để lấy mẫu xét nghiệm. Nếu xác định được trâu bò dự án lây bệnh cho gia súc địa phương, bên cung ứng phải bồi thường; cần thiết phải truy cứu trách nhiệm trước pháp luật”, ông Thái cho biết.

Ngày 19/7/2018, Sở NN- PTNT Thanh Hóa ra văn bản số 2357/SNN&PTNT-Ty tăng cường quản lý hoạt động vận chuyển cung ứng con giống gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh. Sở yêu cầu UBND các huyện thông báo cho Chi cục Chăn nuôi- Thú y các chương trình dự án, chính sách liên quan đến việc cung cấp con giống (đặc biệt là trâu bò)...

Giống vật nuôi phải khỏe mạnh, đạt chất lượng con giống, có nguồn gốc rõ ràng xuất phát từ các cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia các chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ... Khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết... phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp xã hoặc Trạm Thú y huyện, Chi cục Chăn nuôi- Thú y....

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.