| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nhiều cơ sở sơ chế thủy sản trái phép, gây ô nhiễm

Thứ Năm 27/10/2016 , 14:05 (GMT+7)

Nước thải trong quá trình sơ chế mực của 2 cơ sở sơ chế thủy sản ở xóm Lộc Đông, thôn Lộc Hạ, xã Phước Thuận (huyện Tuy Phước, Bình Định) được xả trực tiếp ra con lạch chợ Bến; ruột và mật mực cũng được thải thẳng ra đây.

07-51-54_o-nhiem1
Cơ sở sơ chế thủy sản của ông Trần Văn Cư
 

Bức xúc quá, vào ngày 21/7 vừa qua, hơn 20 người dân ở xóm Lộc Đông kéo nhau lên UBND xã Phước Thuận “la làng” về 2 cơ sở sơ chế thủy sản xả nước thải và nội tạng thủy sản trực tiếp ra lạch chợ Bến, gây ô nhiễm môi trường và bốc mùi hôi thối khắp làng.

Sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền địa phương đã khẩn cấp lập tổ công tác đi kiểm tra thực địa. Thực tế cho thấy phản ánh của người dân là không hề ngoa.

“Tổ công tác xác định xuất xứ của nạn ô nhiễm là từ 2 cơ sở sơ chế mực của hộ ông Trương Thanh Hoàng, người ở phường Bùi Thị Xuân (TP Quy Nhơn) về đây thuê đất xây dựng cơ sở làm ăn và hộ ông Trần Văn Cư, người ở xóm Lộc Đông, thôn Lộc Hạ (xã Phước Thuận).

Hai cơ sở này chuyên thu mua, sơ chế và buôn bán thủy sản nhưng không đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải nên đã gây ra ô nhiễm”, ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho hay.

Theo chân anh Đặng Văn Hội, cán bộ tài nguyên - môi trường xã Phước Thuận tìm hiểu thực tế. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy nước thải xả ra từ phía sau 2 cơ sở sơ chế thủy sản nói trên có màu đen sỉn và bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Đoạn lạch chợ Bến nằm phía sau 2 cơ sở sơ chế thủy sản có nhiều túi ni lông màu đen chứa nội tạng của mực như ruột và mật nằm dày đặc, ruồi nhặng bâu kín.

“Các cơ sở sơ chế thủy sản lợi dụng con lạch chợ Bến để xả nước thải và vật thải trực tiếp ra đó, chờ nước triều lên kéo vật thải ra đầm. Nước triều thấp không kéo được vật thải đi, tích tụ ngày này qua ngày khác gây ô nhiễm nghiêm trọng”, anh Hội cho biết.

Theo những người dân địa phương, 2 cơ sở sơ chế thủy sản của ông Cư và ông Hoàng nằm cách nhau chỉ hơn 5m, ngay trong khu dân cư, mỗi ngày sơ chế khoảng 80kg thủy sản.

07-51-54_o-nhiem2
Con lạch chợ Bến đầy nước thải và rác thải của các cơ sở sơ chế thủy sản
 

Chú Sáu, 1 người dân có nhà ở gần 2 cơ sở sơ chế thủy sản gây ô nhiễm, bộc bạch: “Hôm nào 2 cơ sở sơ chế thủy sản của ông Hoàng và ông Cư nhận được “đơn đặt hàng” của đám cưới hay tiệc tùng gì đó thì con lạch chợ Bến phải gánh lượng nước thải và chất thải còn kinh khủng hơn nữa”.

Con lạch chợ Bến không chỉ “hứng” chất thải từ 2 cơ sở sơ chế thủy sản của ông Hoàng và ông Cư, mà còn phải phải “gánh” cả chất thải của những hộ chế biến mực nhỏ lẻ trên địa bàn.

Qua kiểm tra của Phòng TN-MT huyện Tuy Phước, 2 cơ sở sơ chế thủy sản của ông Hoàng và ông Cư đều không lập hồ sơ môi trường; không những thế, ông Hoàng và ông Cư còn vi phạm lấn chiếm hành lang đê Đông để xây dựng cơ sở hoạt động.

Mới đây, UBND huyện Tuy Phước đã ra văn bản đình chỉ sản xuất đối với 2 cơ sở sơ chế thủy sản của ông Hoàng và ông Cư, đồng thời chỉ đạo UBND xã Phước Thuận kiểm tra và xử lý việc 2 cơ sở nói trên lấn chiếm hành lang đê Đông để xây dựng nhà sơ chế theo đúng quy định hiện hành, báo cho kết quả cho UBND huyện Tuy Phước trước ngày 30/10/2016.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.