| Hotline: 0983.970.780

Bí thư xã sửa chứng nhận bổ túc văn hoá rồi chứng thực:

Xem xét xử lý cán bộ vi phạm

Thứ Ba 02/02/2021 , 07:55 (GMT+7)

Việc Bí thư xã Thanh Đình (TP. Việt Trì) sửa chứng nhận bổ túc văn hoá rồi đem chứng thực, Thành uỷ Việt Trì sẽ xem xét xử lý cán bộ vi phạm.

Ông Lê Văn Luận - Bí thư xã Thanh Đình (TP. Việt Trì, Phú Thọ) trong buổi làm việc với PV. Ảnh: H.Đ

Ông Lê Văn Luận - Bí thư xã Thanh Đình (TP. Việt Trì, Phú Thọ) trong buổi làm việc với PV. Ảnh: H.Đ

Coi như không có chuyện gì xảy ra

Ông Lê Văn Luận – Bí thư xã Thanh Đình (TP. Việt Trì, Phú Thọ) có “Giấy chứng nhận trúng tuyển thi hết cấp 3 bổ túc văn hoá” (theo diện bồi dưỡng, khoá thi ngày 2/6/1988) do Ty Giáo dục tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Phú Thọ) cấp ngày 10/7/1988.

Tuy nhiên, trên giấy chứng nhận này ghi năm sinh là 1957, không trùng với giấy tờ, hồ sơ cán bộ của ông Luận (năm sinh 1962).

Để sửa sai giúp bí thư xã, ngày 13/5/2020, UBND xã Thanh Đình đã bỏ qua các quy định của pháp luật về chứng thực là không đối chiếu bản gốc, chứng thực “Giấy chứng nhận trúng tuyển thi hết cấp 3 bổ túc văn hoá” trên bản sao (photo) đã sửa chữa nội dung.

Bản chứng thực này được đóng dấu đỏ vào số 389, quyển số 1 (sao đúng với bản chính) và được Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đình Nguyễn Chí Hùng ký.

Sau đó, bản chứng thực “Giấy chứng nhận trúng tuyển thi hết cấp 3 bổ túc văn hoá” của ông Lê Văn Luận – Bí thư xã Thanh Đình được nộp về Thành uỷ Việt Trì… Đến lúc, vụ việc bị vỡ lở thì ông Luận vội vàng lấy bản chứng thực này về và đem tiêu huỷ.

Sự việc nêu trên, cho thấy một số cán bộ công chức UBND xã Thanh Đình vì nể nang, đã bất chấp làm trái quy định của pháp luật, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với chính quyền địa phương, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.

Bởi sau đó, xã Thanh Đình chỉ họp để rút kinh nghiệm một cách hời hợt, rồi cho qua. Cuộc họp thậm chí còn không có biên bản. Đặc biệt hơn, những cán bộ công chức liên quan vi phạm này vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Theo giáo sư Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, chứng nhận bổ túc văn hoá nếu ghi sai năm sinh như trường hợp trên hoàn toàn có thể xin xác nhận lại. Còn việc sửa chữa bản photo giấy chứng nhận này rồi mang đi chứng thực là việc làm không đúng. Và sai đến đâu thì cần phải làm rõ trách nhiệm những người liên quan.

UBND xã Thanh Đình chứng thực giấy chứng nhận bổ túc văn hoá cho bí thư xã trên bản photo đã sửa chữa, không đối chiếu bản gốc. Ảnh: H.Đ

UBND xã Thanh Đình chứng thực giấy chứng nhận bổ túc văn hoá cho bí thư xã trên bản photo đã sửa chữa, không đối chiếu bản gốc. Ảnh: H.Đ

Xem xét xử lý đảng viên vi phạm

Ông Nguyễn Xuân Tám – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ Việt Trì cho biết, trong hồ sơ cán bộ của ông Lê Văn Luận không có giấy chứng nhận bổ túc văn hoá, chỉ có bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp.

Khi xã Thanh Đình được chuyển về TP. Việt Trì quản lý thì thời điểm này ông Lê Văn Luận đang làm Chủ tịch UBND xã. Do đó, hồ sơ của ông Luận đã có từ khi xã này thuộc huyện Lâm Thao và Thành uỷ Việt Trì chỉ là nơi tiếp nhận hồ sơ từ huyện.

Tuy nhiên, về giấy chứng nhận bổ túc văn hoá của ông Luận, Công an tỉnh Phú Thọ cũng đã xác minh tính hợp pháp của giấy chứng nhận này và có văn bản mật phúc đáp nội dung của Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ. Ông Luận có học bổ túc văn hoá và có điểm số các bài thi gồm: Văn: 5; Toán: 8; Lý: 6; Hoá: 8. Tuy nhiên, không rõ lý do vì sao năm sinh trên giấy chứng nhận bổ túc văn hoá... ghi sai thành 1957.

Theo Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ Việt Trì, ông Lê Đình Luận học Trường Trung học Nông nghiệp Vĩnh Phú (thuộc xã Khải Xuân, huyện Thanh Hoà, tỉnh Vĩnh Phú).

Thời gian học là 3 năm, hệ dài hạn từ 1979 và đến năm 1982 được cấp bằng tốt nghiệp. Sau đó, ông này trở về công tác tại xã Thanh Đình. Qua làm việc cơ quan chức năng thì bằng trung học chuyên nghiệp hệ 3 năm này còn được công nhận tương đương tốt nghiệp cấp 3 và được sử dụng học nâng cao trình độ, được bổ nhiệm tuyển dụng vào các cơ quan, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ thông tin.

Từ trước đến nay, ông Lê Văn Luận sử dụng bằng trung học chuyên nghiệp để đi học lý luận chính trị và học đại học. Trong hồ sơ cán bộ của ông Luận chỉ có văn bằng này, không có giấy nhận tốt nghiệp bổ túc văn hoá.

Ngoài ra, giấy chứng nhận bổ túc văn hoá không được sử dụng vào việc bổ nhiệm hoặc lên chức của ông Lê Văn Luận.

Còn về vấn đề chứng thực giấy chứng nhận bổ túc hoá của Bí thư xã Thanh Đình Lê Văn Luận không đối chiếu bản gốc, chứng thực trên bản photo đã sửa chữa, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ Việt Trì đã yêu cầu xã báo cáo, để có căn cứ tham mưu đề xuất Thường trực Thành uỷ xử lý vi phạm.

Đây là sai phạm xuất phát trong công tác chuyên môn nên sẽ xử lý về mặt chính quyền trước sau đó xem xét xử lý đảng viên vi phạm. Căn cứ vào các quy định, mức độ sai phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó và chấn chỉnh kịp thời để tránh các sai phạm về sau, Uỷ ban kiểm tra Thành uỷ Việt Trì nhấn mạnh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất