| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu gạo Sóc Trăng lập kỷ lục

Thứ Hai 22/07/2024 , 16:01 (GMT+7)

Nhờ sản xuất, liên kết tiêu thụ thuận lợi, giá lúa gạo ở mức cao, 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gạo Sóc Trăng đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Sóc Trăng xuống giống trên 330.000ha lúa. Đến nay, trên 192.000ha đã thu hoạch, với sản lượng 1,33 triệu tấn.

Trong đó, sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao chiếm hơn 94%; lúa đặc sản, thơm các loại chiếm gần 56% tổng sản lượng lúa. Một số giống lúa được gieo trồng chủ yếu là các giống ST (ST24, ST25), Tài nguyên, Đài thơm…

Theo đánh giá của Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, tình hình sản xuất lúa gạo những tháng đầu năm tương đối thuận lợi. Bà con nông dân có thu nhập cao, trung bình mỗi hecta, đạt lợi nhuận từ 20 – 40 triệu đồng.

Thời gian gần đây, việc xuất khẩu gạo tương đối thuận lợi, giá lúa cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 1.300 – 2.500 đồng/kg. Ảnh: Kim Anh.

Thời gian gần đây, việc xuất khẩu gạo tương đối thuận lợi, giá lúa cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 1.300 – 2.500 đồng/kg. Ảnh: Kim Anh.

Riêng trong vụ đông xuân 2023 – 2024, có 60 công ty, doanh nghiệp và thương lái ở khu vực ĐBSCL thực hiện liên kết, tiêu thụ sản xuất lúa gạo của địa phương, với quy mô bao tiêu khoảng 28.355ha, tăng gần 7.000ha so với cùng kỳ. Mức giá bao tiêu dao động từ 7.000 – 11.500 đồng/kg (tùy chủng loại lúa).

Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gạo của tỉnh này đạt 325 triệu USD, tăng gần 56,7% so với cùng kỳ. Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng đánh giá, đây là mức xuất khẩu gạo cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh đạt được. 

Từ nay đến cuối năm, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu tăng sản lượng lúa thêm gần 802.000 tấn, nâng tổng sản lượng lúa cả năm 2024 của tỉnh lên 2,13 triệu tấn, tăng gần 7% so với kế hoạch.

Để đạt được mục tiêu này, Sở NN-PTNT tỉnh đang tập trung chỉ đạo xuống giống dứt điểm vụ lúa hè thu, cũng như triển khai các giải pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ năng suất.

Đồng thời, các cơ quan chuyên môn đang xây dựng kế hoạch xuống giống vụ đông xuân 2024 – 2025. Trong đó, chú trọng bố trí lại cơ cấu mùa vụ, phù hợp với tình hình sản xuất của từng vùng, giảm canh tác 3 vụ lúa/năm ở những khu vực có điều kiện khó khăn.

Thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các huyện đã đăng ký tham gia. Ảnh: Kim Anh.

Thực hiện Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các huyện đã đăng ký tham gia. Ảnh: Kim Anh.

Đặc biệt, triển khai Đề án Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tỉnh Sóc Trăng đã có kế hoạch trong giai đoạn 2024 - 2025, xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao trên diện tích 38.500ha. Đến giai đoạn 2025 - 2030 mở rộng thêm khoảng 33.500 ha, đạt quy mô 72.000 ha toàn đề án.

Trong quá trình thực hiện, sẽ áp dụng các gói quy trình kỹ thuật đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng sẽ tổ chức lại sản xuất và đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Mặt khác, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tại vùng chuyên canh lúa, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Xem thêm
Khó tháo nút thắt môi trường trong chăn nuôi tập trung

Nghệ An Huyện Yên Thành có thế mạnh về chăn nuôi tập trung với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Bảo tồn giống bưởi cơm của xứ Mường

Hòa Bình Sớm đó, khi thảm cỏ còn đẫm sương đêm, tôi cùng anh Lương Văn Thảo (xóm Má 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình) leo lên quả đồi cao trước mặt.