| Hotline: 0983.970.780

Ý kiến bài "Dân khóc ròng vì bị tiêu hủy mạ"

Thứ Sáu 26/12/2014 , 10:06 (GMT+7)

Sau khi đọc bài "Dân khóc ròng vì bị tiêu hủy mạ", đăng trên Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 9/12, chúng tôi xin có ý kiến để mọi người cùng tham khảo.

Thứ nhất: “Nếu theo bà Trần Thị Thúy, trước giờ việc nước tưới gần như không thể điều tiết. Cứ bơm đủ nước cho cánh đồng thượng thì khu ruộng trũng sau thôn lại phẳng như mặt hồ. Lúa nào ngoi lên được” thì việc gieo mạ dược giống trung ngày Xi23 để cấy ở vụ đông xuân sớm là một sự khôn ngoan, tự cứu lấy mình.

Trong điều kiện chân trũng, lầy thụt nên gieo sớm hơn thời vụ quy định từ 15 – 20 ngày, chứng tỏ họ biết lợi dụng lượng tích ôn để lúa nhanh phân hóa đòng, nhanh chín, thực hiện ăn bông và nâng cao chất lượng hạt gạo.

Thứ hai: Năm dương lịch có 12 tháng, 24 tiết khí và mỗi tiết có 14 – 15 ngày, bắt đầu từ tiết Tiểu hàn (5/1) và kết thúc bằng tiết Đông chí (22/12). Năm âm lịch có 12 – 13 tháng, năm có 13 tháng là năm nhuận.

Chỉ có những năm nhuận (tháng 2, 3, 4 và 5) thì ở 3 tháng cuối năm trước và 6 tháng đầu của năm đó thường có biểu hiện về thời tiết như kéo dài thêm ở mỗi tiết, các lão nông chi điền thường nói “tiết thì hết mà khí vẫn còn”.

Soi lại năm 1987 và năm 2006 nhuận 2 tháng 7, năm 1995 nhuận 2 tháng 8 đều không có chuyện thời vụ cây trồng phải lui lại. Năm Giáp Ngọ 2014 nhuận 2 tháng 9 vẫn được khoa học khẳng định. Lập xuân Ất Mùi (4/2) nhằm ngày 16 tháng chạp năm Giáp Ngọ, không có chuyện thời tiết chậm lại một tháng, còn rét Nàng Bân thì quy luật năm nào cũng có.

Ở đây, bà con nông dân đã hiểu biết hơn ai hết, bằng chứng là vẫn gieo mạ dược Xi23 vào 25/10 âm lịch (tức khoảng 16-17/11). Hơn nữa, khung lịch thời vụ gieo cấy lúa đông xuân của các địa phương vẫn được xây dựng như hằng năm.

Thứ ba: Nông dân đang được Đảng và Chính phủ đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao giá trị lúa gạo, họ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo sản xuất, xây dựng nông thôn mới ..., cần thu hút và lôi cuốn sao cho đậm đà sắc áo khuyến nông, chứ ai lại áp dụng hình thức cưỡng chế lạc hậu lắm rồi.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.