| Hotline: 0983.970.780

Yên Bái: Cá lồng chết hàng loạt

Thứ Sáu 08/04/2011 , 10:19 (GMT+7)

Hiện tượng này xuất hiện rải rác từ cuối tháng 12 năm ngoái, nhưng đến thời điểm cuối tháng 3 năm nay lượng cá chết ngày một tăng lên...

Nuôi cá lồng trên sông Chảy hiện đang là một nghề rất phát triển với người dân xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Các loại cá người dân thường nuôi trong lồng gồm trắm cỏ, cá chép, cá mè, rô phi đơn tính…

Theo người dân, nếu được đầu tư và chăm sóc tốt, mỗi năm 1 lồng cá cho thu nhập từ 7-10 triệu đồng. Tỉnh Yên Bái cũng có cơ chế hỗ trợ để phát triển nghề nuôi cá lồng, theo đó mỗi lồng cá được hoàn thành và nghiệm thu sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây đã có hiện tượng lồng cá chết hàng loạt. Hiện tượng này xuất hiện rải rác từ cuối tháng 12 năm ngoái, nhưng đến thời điểm cuối tháng 3 năm nay lượng cá chết ngày một tăng lên, hiện đã có 37 lồng cá chết, ước tính thiệt hại hơn 10 tấn cá thịt với giá trị quy đổi cả trăm triệu đồng. Người dân nuôi cá ở khu vực này cho biết hiện tượng cá chết là do nước sông Chảy bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của nhà máy sắn tại đóng tại xã Vũ Linh gần đó. Chất thải từ nhà máy sắn làm cho nước sông có màu đen sì và bốc mùi hôi thối.

Cá lồng nuôi khi chết cũng bốc mùi hôi thối, không bán và cũng không chế biến cho gia súc, gia cầm ăn được. Hiện lãnh đạo UBND xã Đại Minh đã báo cáo lên UBND huyện Yên Bình và các cơ quan có liên quan về hiện tượng này. Hàng chục hộ dân nuôi cá tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình đang mong chờ các cơ quan đứng ra giải quyết, để người dân tiếp tục ổn định sản xuất.

Xem thêm
Phát hiện cơ sở chuyên xử lý lợn ốm chết ở Vĩnh Phúc

Chủ cơ sở ở Vĩnh Phúc cho biết, lợn thu mua của dân đó đều là các con bị ốm do xuất huyết hoặc yếu do nắng nóng hoặc chết không rõ nguyên nhân.

Dịch lở mồm long móng nguy cơ quay trở lại

Tại Bắc Kạn, sau nhiều năm bệnh lở mồm long móng trên gia súc tạm lắng, gần đây dịch bệnh nguy cơ bùng phát trở lại.

Quảng Ngãi xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa

Các đơn vị đã phối hợp tổ chức gieo sạ bằng máy sạ cụm 12 hàng trên diện tích 5.000m2 tại mô hình ở cánh đồng lúa xã Đức Chánh (Mộ Đức, Quảng Ngãi).