| Hotline: 0983.970.780

Sống bất an ở làng ung thư

Thứ Ba 03/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Những năm gần đây, người dân xóm Hồng Sơn, xã Đức Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đang lo âu, thấp thỏm khi nhiều người mất vì căn bệnh ung thư quái ác./ Nhan nhản làng ung thư

Có gia đình mất đi 4 người thân vì căn bệnh hiểm nghèo, khiến vùng quê hoang mang tột cùng

Nhắc đến xóm Hồng Sơn nhiều người dân trong xóm liền nhắc đến gia đình ông Nguyễn Văn Hán (75 tuổi), một hoàn cảnh thương tâm vì ung thư đã cướp đi 4 mạng người trong gia đình ông.

Nhờ sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm tới gia đình ông để tìm hiểu thực hư câu chuyện, đúng lúc ông đang thắp nén hương cho người con trai xấu số hôm nay là vừa tròn hai năm ngày giỗ của anh.

11-34-33_ong-hn-ben-bn-tho-con-tri-mt-vi-ung-thu
Ông Hán bên bàn thờ con trai mất vì ung thư

Khuôn mặt rầu rĩ, ông Hán cho hay: “Trong vòng mấy năm trở lại đây, năm nào gia đình tôi cũng quặn xót tiễn đưa người thân về với đất mẹ vì căn bệnh nan y quái ác. Ở cái xã này không có hoàn cảnh nào bi đát, cám cảnh như gia đình tôi chú ạ!”.

Người đầu tiên trong gia đình ông mất là vợ của ông, bà Phạm Thị Thuận mất năm 1995 vì ung thư vòm họng. Bà Thuận trước kia cũng là người khỏe mạnh bình thường, mọi công việc đồng áng ruộng vườn đều một tay bà làm hết.

Thế rồi một lần thấy vòm miệng đau không thể nhai nổi, nuốt nổi. Đến lúc gia đình đưa bà đi bệnh viện khám thì mới hay bà bị ung thư.

“Đến lúc chết bà ấy vẫn khổ vì không nuốt nổi chút thức ăn gì, người bà ấy ngày một gầy khô, cơ thể suy nhược nặng. Nghĩ lại mà thấy thương cho số phận của bà” – ông Hán chua chát khi nói về vợ mình.

Nhưng rồi tấm bi kịch mang tên ung thư vẫn chưa dừng lại mà lần lượt cướp đi 3 người nữa trong gia đình ông, đó là người vợ đầu của anh Nguyễn Văn Cương (SN 1976), con trai ông.

11-34-33_4-nguoi-trong-gi-dinh-mt-vi-ung-thu-ong-hn-song-nhu-heo-mon-tung-ngy
4 người trong gia đình mất vì ung thư, ông Hán sống như héo mòn từng ngày

Vợ chồng anh Cương và chị Nguyễn Thị Thao (SN 1976) có với nhau được hai đứa con, đến năm 2009 chị Thao mất vì ung thư gan, để lại hai đứa con đang nhỏ dại. Quá đau buồn trước thảm kịch của gia đình khi mẹ mất rồi vợ mất.

Gia đình anh rơi vào hoang mang, suy sụp tinh thần. Khi anh Cương đi thêm bước nữa và lấy chị Nguyễn Thị Ngân (SN 1977) rồi có với nhau được một đứa con nữa thì năm 2010 cả anh và chị đều ra đi vì ung thư gan và ung thư phổi.

Giờ trong ngôi nhà trống hoác đó với khói hương u lạnh là những tấm di ảnh của vợ và các con ông. Sự ra đi liên tiếp của các thành viên trong gia đình ông khiến dân làng lo lắng tột cùng, nhiều người phải bán nhà cửa, đất đai để đi nơi khác làm ăn sinh sống.

Ông Hán cho biết, nếu kể cả hàng cháu chắt thì đại gia đình ông Hán có cả thảy 14 người và một nửa trong số đó đã chết vì ung thư. Không biết rồi đây người dân xóm Hồng Sơn còn ai phải chết vì ung thư nữa không? Ông Hán bỏ dỡ câu nói của mình.

Cách nhà ông Hán không xa là gia đình ông Nguyễn Văn Đoàn (80 tuổi), ông Đoàn cũng mới phát hiện bị bệnh ung thư phổi được gần 5 tháng nay, ông được bệnh viện trả về vì không thể cứu chữa.

Nhà ông Đoàn nằm ở phía trước khu đồi mà trước kia là nơi đặt kho thuốc sâu, ông Đoàn cho hay: “Vợ chồng tôi sống ở đây nhiều lúc vẫn ngửi thấy mùi thuốc sâu nồng nặc, tuy nhiên vì không biết phải ở đâu nên vẫn sinh sống từ bấy cho tới nay. Nói rồi ông chỉ tay về căn bếp nhỏ và cho biết, bức tường xây bếp cũng được tận dụng lại từ số đá của nhà kho thuốc sâu cũ”.

Dẫn chúng tôi ra phía sau nhà là khu vườn đã được cải tạo lại bằng phẳng thành vườn cây, ông Đoàn cho biết: “Có thể người dân ở đây nhiều người bị bệnh ung thư là do nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, bởi trước đây ở lưng chừng đồi có đặt kho thuốc sâu với nhiều loại thuốc có tính độc cao như 666, DDT…

11-34-33_ong-don-cung-moi-pht-hien-mc-benh-ung-thu-phoi
Ông Đoàn cũng mới phát hiện mình bị ung thư phổi

Do tồn tại thời gian dài lại không được bảo quản cẩn thận nên theo thời gian thuốc sâu theo nước mưa ngấm xuống lâu ngày có thể làm nguồn nước ngầm ở đây nhiễm độc?”

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Đức Thành: “Theo cuốn sổ theo dõi ở Trạm Y tế xã Đức Thành, chỉ tính riêng ở xóm Hồng Sơn, tổng số hộ là 120 mà có tới 19 hộ có người chết vì ung thư, nhiều gia đình 2 - 3 người chết, tỷ lệ chết vì ung thư của cả xã những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Hiện nguồn nước ngầm ở đây đã được cơ quan chức năng lấy đi kiểm tra xét nghiệm, tuy nhiên kết quả thế nào thì chính quyền cũng chưa rõ”. 

Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh oái ác này là do đâu? Người dân nơi đây vẫn chưa rõ, và trong khi chờ đợi câu trả lời của các cơ quan chức năng thì người dân vẫn cứ sống trong nơm nớp lo âu, không biết đến ngày nào thần chết gọi tên mình khi căn bệnh ung thư đàn rình rập.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm