| Hotline: 0983.970.780

48.000 F0 thực hiện khai báo tại nhà mà không cần đến trạm y tế

Thứ Tư 23/03/2022 , 17:26 (GMT+7)

TP.HCM Sau hơn 1 tuần triển khai thử nghiệm chuyển đổi số công tác quản lý F0 cách ly tại nhà, đã có gần 48.000 lượt khai báo của F0 tại địa chỉ https://khaibaof0.tphcm.gov.vn/.

Tiện ích phát hiện người khai báo có triệu chứng nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ để gửi tin nhắn cảnh báo đến bác sĩ và nhân viên của Trạm y tế.

Tiện ích phát hiện người khai báo có triệu chứng nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ để gửi tin nhắn cảnh báo đến bác sĩ và nhân viên của Trạm y tế.

“Nền tảng số quản lý Covid-19” của Sở Y tế TP.HCM bao gồm cả ứng dụng chuyển đổi số trong khai báo F0 đã chính thức được chuyển vào Trung tâm dữ liệu dùng chung của Thành phố. Với 8 máy chủ được đảm bảo an toàn và an ninh dữ liệu, cùng với tốc độ đường truyền được cải thiện rõ rệt, việc chuyển đổi số toàn bộ công tác quản lý F0 đang từng bước được cải thiện rõ nét.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, tính đến 10 giờ ngày 22/3, đã có gần 48.000 lượt khai báo của người dân mắc Covid-19 được ghi nhận trên hệ thống. Trong đó, các trạm y tế được hệ thống cảnh báo 731 trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao (trên 65 tuổi và có bệnh nền) cần được tư vấn và chăm sóc tại nhà; 4.342 trường hợp có dấu hiệu nặng (mệt/khó thở/đau tức ngực) được hệ thống cảnh báo đến các Trạm Y tế phường, xã để chủ động tư vấn và cung cấp thuốc điều trị kịp thời, cũng như hướng dẫn nhập viện ngay khi có chỉ định.

Công tác chuyển đổi số này, ngoài hiệu quả làm giảm phiền hà cho người dân mắc F0 còn giúp tăng cường phát hiện và bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, người có dấu hiệu nặng, điềuu mà trước đây ngành y tế vẫn còn bỏ sót một số người thuộc nhóm nguy cơ, người có triệu chứng nặng.

Tiện ích khai báo và cấp chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly.

Tiện ích khai báo và cấp chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly.

Bên cạnh đó, hệ thống còn có chức năng phân quyền giám sát theo tình hình khai báo của người dân và tiếp nhận xử lý của từng Trạm y tế theo thời gian thực nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch phường, xã, thị trấn và Ban chỉ đạo quận, huyện và thành phố Thủ Đức giúp nắm bắt được tình hình ca mắc mới của người dân trên địa bàn để kịp thời đưa ra các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả.

Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM cũng đã kịp thời bổ sung thêm tiện ích phát hiện người khai báo có triệu chứng nặng hoặc thuộc nhóm nguy cơ để gửi tin nhắn cảnh báo đến bác sĩ và nhân viên của Trạm y tế giúp kịp thời tư vấn và can thiệp. Đây là một trong những tiện ích khá “thông minh” của ứng dụng, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ tử vong cho các đối tượng này khi mắc Covid-19.

Trước đó, từ ngày 11/3/2022, lần đầu tiên trên cả nước, Sở Y tế TP.HCM và Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã phối hợp triển khai quy trình chuyển đổi số công tác quản lý F0 tại nhà nhằm tạo sự thuận lợi cho người dân và giảm khối lượng công việc hành chính của nhân viên y tế tại các trạm y tế phường, xã, thị trấn vốn đang bị quá tải do số trường hợp mắc Covid-19 tăng cao.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm