| Hotline: 0983.970.780

Nghèo giữa vườn cây triệu phú

Thứ Ba 17/05/2011 , 09:55 (GMT+7)

Ngay giữa những vườn tiêu, vườn cà phê, vẫn có những hộ quanh quẩn mãi với cái nghèo. Vì sao?

Hết đổ tại đất xấu, ông Minh (trái) lại đổ tại cái giếng nước khiến nhà ông nghèo

Giá tiêu, giá cà phê năm nay lên cao tới mức chưa từng thấy. Dân trồng tiêu, trồng cà phê hả hê vì thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Thế nhưng ngay giữa những vườn tiêu, vườn cà phê, vẫn có những hộ quanh quẩn mãi với cái nghèo. Vì sao?

>> Giàu nhờ... bán đất
>> Dân nghèo nghẹt thở vì đóng góp
>> Cán bộ nhát, dân khổ
>> N +L +N = Nghèo kiết xác
>> Thế mạnh thoát nghèo là... rời làng
>> Giầu nghèo ở quê

1. Bàu Chinh là xã mới của huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu). Cách nay 6 năm, một phần đất của thị trấn Ngãi Giao và xã Kim Long đã được tách ra để thành lập xã Bàu Chinh. Nằm kẹp giữa Ngãi Giao và Kim Long, lại là xã gần như thuần nông, nên Bàu Chinh đang có phần lép vế hơn khi thu ngân sách mỗi năm mới chừng vài tỷ đồng, trong khi 2 địa phương kề cận nói trên có khoản thu ngân sách tới mười mấy tỷ.

Tuy nhiên, nhờ có hồ tiêu, cà phê và một số cây công nghiệp khác, nhìn chung, dân Bàu Chinh cũng có của ăn của để. “Khoảng 30-40% hộ dân trong xã là hộ khá, giàu. Mà đại đa số những hộ khá giàu trong xã là nhờ làm nông nghiệp. Chỉ có một số rất ít hộ khá giả nhờ làm dịch vụ hoặc có tiền bạc của thân nhân ở nước ngoài hay con cái trên Sài Gòn gửi về”, anh Lê Văn Tứ, cán bộ nông nghiệp xã Bàu Chinh thông báo với tôi như vậy. “Còn hộ nghèo?”, tôi hỏi. Anh Tứ nói liền: “Hộ nghèo, tính theo chuẩn của tỉnh (cao gấp 1,5 lần so với chuẩn nghèo quốc gia), hiện khoảng trên 17%. Còn tính theo chuẩn nghèo quốc gia thì còn hơn 80 hộ”. “Vì sao họ lại nghèo?”, tôi thắc mắc. Suy nghĩ giây lát, Tứ nói:  “Có nhiều nguyên nhân. Trước hết là những hộ không có đất sản xuất nên chịu phận nghèo. Những hộ ham nhậu nhẹt, ham vui, cũng thuộc dạng nghèo. Ngoài ra còn có nhiều hộ nghèo dù có vườn cà phê, vườn tiêu nhưng lại không chịu học hỏi, không biết tính toán làm ăn”.

Tôi đề nghị Tứ đưa đi gặp những hộ chịu phận nghèo ngay giữa vườn cà phê, tiêu. Tứ lấy xe, dẫn tôi tới nhà ông Nguyễn Ngà, trưởng thôn Tân Bình. Ông Ngà đang vui vì giá cà phê, tiêu, đều đang quá ngon. “Giá tiêu ở đây hiện khoảng 110 ngàn đồng một ký, giá cà phê 51-52 ngàn đồng một ký. Với giá này, chỉ cần chừng 3 sào đất (3.000 m2) là dân ở đây sống khỏe”, ông Ngà khoe. Tứ nói thêm: “Năng suất tiêu ở đây khoảng 3 tấn/ha, cà phê là 2,8 tấn/ha”. Tính ra, 3 sào đất cho 9 tạ tiêu, bằng xấp xỉ 100 triệu đồng. Nếu trồng cà phê cũng được chừng 8,4 tạ, tương đương với trên 43 triệu đồng. Với dân nông thôn, thu nhập vậy là tạm ổn. Tính xong, tôi chợt giật mình: “Giá tiêu, giá cà phê thế này, chắc gì có hộ nào phải chịu nghèo giữa vườn cà phê, vườn tiêu? Không khéo mình chọn nhầm chỗ để đi rồi”.

Nhưng tôi không phải thất vọng với quyết định của mình, vì sau một lát trò chuyện, hỏi han, ông Ngà cũng hé lộ cho tôi biết ở ngay cái thôn Tân Bình này vẫn có những hộ rất nghèo dù nhà họ có vườn tiêu, vườn cà phê rộng lớn. Chẳng nói đâu xa, ngay gần nhà ông Ngà có hộ Nguyễn Văn Xây, đã từng có trong tay cả ha, trồng tiêu lẫn cà phê. Nhưng do không biết tính toán làm ăn, lại lười lao động, nên cứ thất bại hết năm này qua năm khác, đành phải bán lần bán hồi mảnh vườn đó để lấy tiền sinh sống. Giờ đây, hộ Nguyễn Văn Xây chẳng còn nổi cục đất chọi chim, cả nhà đành phải đi làm thuê, làm mướn cho các nhà vườn khác.

2. Vì nhà ông Xây chẳng có ai ở nhà nên ông Ngà dẫn tôi và Tứ đi vòng vèo qua một con đường đất đỏ chật hẹp, tới nhà ông Đặng Văn Minh, một trong những hộ nghèo nhất thôn. Gia đình ông Minh có một căn nhà nhỏ, tường xây, mái lợp phibro xi măng. Nhà nghèo mà có căn nhà như thế, thì đâu đến nỗi nào. Thắc mắc đó của tôi được giải tỏa ngay bằng chính lời thú nhận của gia chủ: “Căn nhà này là Nhà nước xây tặng cho gia đình tôi theo quỹ tình thương đấy. Nếu không, nghèo như gia đình tôi, làm sao đủ tiền dựng nhà”.

Tôi ngó xung quanh, thấy quanh nhà là một khu vườn khá rộng, xanh ngát màu lá cà phê, lá tiêu và một số loại cây khác. Ông Ngà bảo: “Đất vườn nhà này tới 8 sào rưỡi đấy”. So với cái chuẩn sống khỏe 3 sào mà ông Ngà nói với tôi khi nãy, thì rõ ràng, với 8 sào rưỡi đất vườn, trồng toàn tiêu và cà phê, nhà Minh phải vào dạng khá mới phải. Chưa kịp hỏi điều ấy, gia chủ đã kể khổ liền: “Đất rộng nhưng nhiều sỏi, xấu lắm, chú ơi. Tôi về đây hơn 20 năm rồi, trồng nhiều loại cây lắm, mà cây nào cũng hỏng, cũng chết. Không hỏng không chết thì lại chẳng cho thu hoạch gì cả. Vừa rồi mót cả vườn được mỗi 5 ký tiêu. Còn cà phê chẳng cho trái gì cả. Tôi bó tay với đất này rồi”.

Nghe ông Minh than vậy, anh Tứ ghé tai tôi nói nhỏ: “Đất vườn này đúng là không tốt bằng mấy vườn khác trong ấp Tân Bình, nhưng cũng đâu đến nỗi nào”. Tôi nhìn kỹ xuống nền đất, thấy đúng vậy thật, vì đây vẫn là nền đất đỏ bazan, rất thuận lợi cho trồng tiêu, cà phê. Tôi hỏi dò: “Anh trồng cà phê bằng giống gì mà không có trái?”. Ông Minh gãi đầu: “Tôi … không biết. Thằng em nó cho cây giống thì mang về trồng đại xuống đó”. Trời đất, một nhà nông làm vườn đã mấy chục năm, lại làm chủ tới 8.500 m2 đất vườn, vậy mà trồng cây xuống cũng không thèm quan tâm tới điều sơ đẳng nhất: đó là giống gì, thì cây không cho trái là phải quá rồi.

Trồng tiêu, trồng cà phê đều không cho thu hoạch, nên dù sở hữu mảnh vườn rộng 8 sào rưỡi, nhưng hàng ngày, cả nhà ông Minh phải kiếm sống bằng cách đi làm thuê cho các chủ vườn tiêu, cà phê trong ấp, trong xã. Hỏi mỗi ngày làm thuê kiếm được bao nhiêu, ông Minh lắc đầu “Không rõ. Tôi đi làm thuê chẳng bao giờ hỏi giá trước. Hết buổi người ta trả nhiêu thì lấy bấy nhiêu”. Đến làm mướn cũng không rõ công cán ra sao thì đúng là bó tay với ông nông dân này.
Vô trong vườn nhà ông Minh, lại càng thấy sự cẩu thả của nhà nông này. Các cây tiêu, cây cà phê được trồng một cách lộn xộn, chẳng theo một hàng lối, một khoảng cách nhất định nào cả. Hầu hết các gốc tiêu lại khá trũng. Đây là điều tối kỵ vì gốc cây tiêu cần phải được thiết kế sao cho có thể thoát nước rất nhanh, do cây này không chịu được ngập úng. Thấy vậy, anh Tứ tranh thủ chỉ bảo cho ông Minh một số biện pháp nhằm khắc phục ngay nhưng nguy cơ đang hiển hiện rõ đối với cây tiêu, cây cà phê. Nhưng dường như mọi ý kiến của Tứ đều bị ông Minh bỏ ra ngoài lỗ tai, khi ông cứ khăng khăng rằng mình nắm rõ mọi kỹ thuật trồng tiêu, trồng cà phê, chỉ tại cái đất vườn nhà ông nó xấu quá, nó bị cây cối “chê”, nên ông phải bó tay thôi.

Để minh chứng thêm cho cái sự đất xấu, ông Minh kéo chúng tôi ra chỗ cái giếng nước mà ông đào cách nhà vệ sinh chỉ … vài bước chân. Mở nắp giếng ra, ông Minh chỉ tay xuống bảo: “Đấy, đất này xấu tới mức đào giếng cũng không kiếm được nước trong mà dùng, chỉ toàn nước vàng khè thôi à”. Tôi hỏi giếng sâu bao nhiêu, ông Minh nói chừng 2 mét. “Sao không đào sâu xuống thêm để trúng mạch nước trong?”, tôi thắc mắc. Ông Minh lắc đầu: “Đào sâu xuống sợ sập”. Tôi lại hỏi: “Vậy thì lấy nước đâu để dùng, để tưới cây”. Ông Minh nói: “Mùa mưa thì dùng nước mưa, mùa khô thì đi xin nước xung quanh”.

3. Rời khỏi ấp Tân Bình, anh Tứ đưa tôi ghé thăm nhà ông Phan Văn Nghi, chủ vườn tiêu rộng 8,6 sào ở ấp Tân Xuân. Toàn bộ vườn tiêu nhà ông Nghi nằm gọn trên một quả đồi đầy sỏi và gần như không phải đất bazan như ông nhà ông Minh. Rõ ràng so với đất vườn nhà ông Minh thì đất vườn nhà ông Nghi xấu hơn nhiều. Vậy mà trước khi bị bệnh chết nhanh tàn phá gần như toàn bộ khu vườn, nhà ông Minh luôn thu được tới 1,5 tấn tiêu/vụ.

Tôi hỏi: “Trồng tiêu trên đồi cao thế này, chú lấy đâu ra nước để tưới”. Ông Nghi cười: “Thì cứ đào hồ, đào giếng cho tới khi nào có nước thì thôi”. Trước cửa nhà ông Nghi có một cái giếng sâu hoắm, thành giếng lồ lộ những phiến đá cuội to tướng, rất cứng. Ông Nghi nhớ lại: “Những giếng này tôi tự tay đào từ hồi đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Đào xuống toàn đụng đá, nhưng mình cứ kiên trì đào cho tới khi nào có nước thì thôi. Nhờ thế mà suốt mấy chục năm qua, trên quả đồi này, tôi đã trồng nhiều loại cây, từ lúa tới đậu, bắp, khoai mì, điều, cà phê rồi bây giờ là tiêu, đủ nuôi sống cả gia đình”.

Ờ, không biết hai cái giếng nhà ông Minh và nhà ông Nghi có gì khác nhau không nhỉ. Tại sao cùng thổ đất mà giếng nhà ông Minh không có nước, giếng nhà ông Nghi lại có nước? Không có gì khác, có chăng là khác ở suy nghĩ, cung cách làm ăn giữa 2 con người này mà thôi.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kiên cố hóa kênh mương để phát huy hệ thống thủy lợi

Nếu kênh mương xập xệ, dù hồ đập có nhiều và hiện đại đến mấy thì hệ thống thủy lợi cũng chẳng thể phát huy hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm