| Hotline: 0983.970.780

Ám ảnh làng ung thư: Phải tự cứu mình

Thứ Sáu 03/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

PV Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với TS. BS Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để làm rõ hơn tình trạng ung thư gia tăng trên khắp vùng miền đất nước./ Những đứa trẻ không có ngày mai

Loạt bài “Ám ảnh làng ung thư” đã phần nào phản ánh được tình hình ung thư đang diễn ra trên khắp mọi vùng miền đất nước khiến rất nhiều người chết và mang bệnh.

PV Báo NNVN đã có cuộc trao đổi với TS. BS Phạm Xuân Dũng (ảnh), Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để làm rõ hơn vấn đề này.

nh-11735424

Có phải Việt Nam đang bùng phát các loại ung thư không, thưa bác sĩ?

Theo số liệu nghiên cứu, thống kê trên toàn cầu cho thấy, bệnh nhân ung thư tăng đều hàng năm trên toàn cầu. Hơn 50% số tăng này nằm ở nhóm nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chứ không phải Việt Nam có số người bị ung thư tăng cao nhất.

Số liệu từ 2 bệnh viện chuyên về ung thư lớn nhất Việt Nam là Viện K Hà Nội và Ung bướu TP.HCM cho thấy, đứng đầu danh sách là ung thư phổi ở nam, và vú, cổ tử cung ở nữ. Tuy nhiên, ở Hà Nội, chỉ ghi nhận ung thư vú ở nữ là nhiều nhất, còn cổ tử cung thì không.

Tại TP.HCM, số liệu thống kê từ năm 2008 đến 2012, có gần 34.600 ca ung thư. Ở nam giới, các loại ung thư hàng đầu là phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày và vòm hầu. Còn nữ là ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, mỗi năm có từ 5.500 - 6.000 ca ung thư mới mắc, tăng khoảng 5,6%. Riêng tại BV Ung bướu, năm 2014, chúng tôi đã điều trị nội và ngoại trú cho gần 115.000 lượt bệnh nhân. Mỗi năm chúng tôi tiếp nhận khoảng 13.000 bệnh nhân mới. Như vậy, tính riêng ở bệnh viện này thì bình quân bệnh nhân ung thư tăng khoảng 10%/năm.

Về các loại ung thư theo mỗi độ tuổi, thì ở nhóm tuổi từ 0-14, ung thư máu cao nhất ở cả nam và nữ. Từ 15-24, các loại ung thư hàng đầu là tuyến giáp, máu, xương đối với cả nam và nữ. Ở tuổi này, nữ bắt đầu xuất hiện ung thư buồng trứng. Từ 25-34, ung thư tuyến giáp là nhiều nhất ở cả 2 giới.

Nam giới bắt đầu xuất hiện ung thư đại tràng. Trong khi nữ lại đối mặt với ung thư vú. Ở lứa tuổi từ 34-64, bắt đầu định hình rõ những loại ung thư thường gặp nhất ở cả 2 giới. Theo thứ tự như sau: Ở nam, đó là ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày và vòm hầu. Còn nữ là ung thư vú, cổ tư cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp. Từ 65 tuổi trở đi, ung thư phổi, gan, đại trực tràng, ở cả hai giới là nhiều nhất.

Nguyên nhân nào khiến các loại ung thư tăng đều hàng năm như vậy, thưa bác sĩ?

Theo nghiên cứu, thống kê thì có nhiều nhóm nguy cơ gây ung thư. Trong đó nhóm nguy cơ đầu tiên là thuốc lá. Vì sao người ta lại xếp thuốc lá vào nhóm nguy cơ đầu tiên? Vì có đến 90% bệnh nhân ung thư phổi ở cả nam và nữ đều có liên quan đến khói thuốc lá. Ngoài gây ung thư phổi, chất benzopyren trong khói thuốc còn có thể gây ung thư thận, bàng quang.

Thứ 2 là cách sống, bao gồm thói quen sinh hoạt, ăn uống. Yếu tố thứ 3 là nhiễm trùng, gây các bệnh ung thư như gan, cổ tử cung.

Yếu tố cuối cùng là môi trường. Môi trường ở đây bao gồm ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nhà máy, chăn nuôi; sử dụng các hóa chất độc hại trong thực phẩm như hóa chất bảo quản, tăng trưởng, thuốc trừ sâu...

Xin bác sĩ khái quát tình hình chung ở BV Ung bướu TP.HCM hiện nay?

Hiện BV Ung bướu TP có gần 700 giường, hơn 13.400 bệnh nhân, trong đó thường xuyên có khoảng gần 1.500 bệnh nhân nội trú, còn lại là ngoại trú. Như vậy, hơn một nửa bệnh nhân nội trú không có giường nằm.

nh-5-1173542122
Các bệnh viện khám và điều trị ung thư đều quá tải 

Bác sĩ của bệnh viện hiện có 200 người, ngoài ra còn các kỹ sư, kỹ thuật viên, dược sỹ, y tá… làm chuyên môn nữa. Một ngày chúng tôi khám cho khoảng 2.000 bệnh nhân. Đó là một áp lực rất lớn đối với tập thể bệnh viện.

Bác sĩ có lời khuyên nào cho mọi người nhằm hạn chế nguy cơ mắc ung thư?

Ghi nhận trên thế giới cho thấy, ung thư các loại và tim mạch là 2 bệnh gây tử vong cao nhất. Nhưng hiện chưa có một phác đồ cố định nào để điều trị. Chính vì thế, việc tự bảo vệ mình là yếu tố tiên quyết để tránh nguy cơ mắc căn bệnh này. Theo tôi, thói quen ăn uống, sinh hoạt là một trong những nguyên nhân hàng đầu.

Nguyên nhân khách quan là bây giờ tìm thực phẩm “sạch” thực sự rất khó. Điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở các vùng sâu vùng xa.

Để hạn chế nguy cơ ung thư, đầu tiên là tránh hút thuốc lá, không lạm dụng rượu. Hạn chế các thức ăn được bảo quản bằng diêm tiêu (muối nitrat, nitrit) như thịt muối... Vì nitrat, nitrit cùng những sản phẩm phân hủy của nó có khả năng kết hợp với một số chất trong cơ thể tạo ra nitrosamin - là chất đã bị "kết án" gây ung thư.

Những người có thói quen ăn các loại thịt quay, thịt nướng cũng nằm trong nhóm bị ung thư cao. Vì phần thịt bị cháy tạo ra chất benzopyren có khả năng gây ung thư. Các món ăn được chế biến bằng dầu đã dùng nhiều lần sẽ sản sinh chất glycerol gây ung thư.

Thường xuyên ăn rau, củ, quả sạch, tập thể dục, ngủ nghỉ điều độ và lên lịch khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm mầm bệnh ung thư.

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bệnh viện K Hà Nội quá tải 300%

Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp giảm tải, tuy nhiên, đến nay BV K Hà Nội vẫn đang trong tình trạng quá tải 300%. Hiện Bệnh viện K có 3 cơ sở đều ở Hà Nội gồm K1 số 43 Quán Sứ, K2 tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì và K3 tại Tân Triều, quận Hà Đông.

Theo báo cáo của Phòng Kế hoạch tổng hợp (BV K), 6 tháng đầu năm, riêng tại K3, đã tiếp nhận và khám cho 40.859 trường hợp từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Trung bình, mỗi ngày cơ sở này tiếp nhận khoảng gần 230 bệnh nhân. Trong đó có 7.490 trường hợp phải nhập viện và điều trị.

Theo bà Phùng Thị Xuân Giang, cán bộ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, nhiều trường hợp không còn khả năng cứu chữa, gia đình xin về. Hiện K3 là cơ sở lớn nhất với 630 giường bệnh, thứ hai là K1 với 272 giường, K2 có 134 giường. Toàn bệnh viện hiện có 1.036 giường bệnh.

Tuy nhiên, thực tế bệnh viện đã phải xây dựng kế hoạch bố trí 1.560 giường bệnh để tăng cường những lúc cao điểm. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại nhưng việc 2 - 3 thậm chí 4 bệnh nhân nằm ghép một giường là điều khó tránh khỏi.

KẾ TOẠI

 

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm