| Hotline: 0983.970.780

Bàn về chuyện có nên bỏ thi tốt nghiệp

Thứ Ba 19/06/2012 , 11:40 (GMT+7)

Sau sự kiện gian lận thi cử ở Trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang), theo GS có nên bỏ hẳn kỳ thi THPT hay không, nếu không thì nên làm thế nào để có được một kỳ thi nghiêm túc?

* Sau sự kiện gian lận thi cử ở Trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang), theo GS có nên bỏ hẳn kỳ thi THPT hay không, nếu không thì nên làm thế nào để có được một kỳ thi nghiêm túc?

Phùng Thanh Long, Bình Gia, Lạng Sơn

Tôi biết tỉnh Bắc Giang có nhiều thành tích trong sự nghiệp GD&ĐT. Chuyện vừa xảy ra làm cả tỉnh rất buồn. Đừng vội nghĩ rằng các tỉnh khác không có hiện tượng này. Đó là sự không thành công của phong trào thi đua hưởng ứng "Hai không". Đó là hậu quả của căn bệnh thành tích đã kéo dài quá lâu trong ngành giáo dục. Đó là tiếng chuông báo động cho việc cần gấp rút thực hiện sự nghiệp chấn hưng giáo dục.

 Tôi muốn nói thêm là không nên kỷ luật mấy em làm clip do ghi hình bằng bút camera. Một là các em ấy không phạm quy, ta cấm các thiết bị giúp các em ấy làm được bài, thiết bị này đâu có giúp được gì cho các em ấy. Hai là, nếu không có sự dũng cảm của mấy em làm chuyện này thì xã hội đâu thấy quá bức xúc về bệnh thành tích trong giáo dục và về chất lượng học hành của học sinh hiện nay. Từ đó mới có thêm quyết tâm để chấn hưng sự nghiệp giáo dục, một sự nghiệp (cùng với phát triển khoa học-công nghệ) đang được coi là "then chốt" trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Tôi nghĩ nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng phải có sự điều chỉnh khác. Hiện nay chất lượng đào tạo của bậc phổ thông còn quá nhiều vấn đề cần bàn, nhưng quan trọng nhất là chương trình. Tôi rất buồn khi nghe nói mãi đến năm 2015 bộ mới chủ trương soạn chương trình mới. Sau đó là thí điểm chương trình, thí điểm soạn sách giáo khoa, thí điểm dùng sách giáo khoa... Loại già như chúng tôi chắc không đợi được đến lúc ấy(!).

 Đổi mới chương trình đâu có khó đến thế, nếu như chúng ta nhớ rằng hiện đang là thời đại hội nhập quốc tế và nếu bộ biết coi trọng sự đóng góp xây dựng chương trình của các hội khoa học chuyên ngành (kết hợp với các thầy cô giáo phổ thông giàu kinh nghiệm). Tôi cho rằng nên bỏ kỳ thi này nhưng không sợ các em không chịu học. Nếu chúng ta cùng quan niệm thực học, thực nghiệp, học cho mình chứ không phải để đối phó với thi cử. Nếu chúng ta có một đội ngũ thầy cô giáo tận tâm và biết làm gương cho học sinh thì chúng ta sẽ có một thế hệ học sinh chăm chỉ học tập. Việc xét lên lớp hàng năm và cuối cùng là chuyện tốt nghiệp hay phải lưu ban là do các thầy cô giáo đề nghị và hiệu trưởng quyết định.

Giám đốc sở chỉ cần kiểm tra sự trung thực của từng trường rồi ký bằng tốt nghiệp THPT. Sau đó tùy năng lực mà HS tự chọn ra đời ngay hay là thi vào loại trường nào (đại học, cao đẳng, TH chuyên nghiệp, trường nghề...). Muốn làm như vậy phải triệt tiêu bệnh thành tích và không coi trọng chỉ tiêu tỷ lệ tốt nghiệp của HS. Tất nhiên cần có sự nghiêm túc của mọi thầy cô giáo và vị hiệu trưởng của từng trường, sự theo dõi và kiểm tra sát sao của lãnh đạo các Sở GD&ĐT. 

*Tôi thường nghe nói đến 14 điều răn dậy của Đức Phật đối với chúng sinh, xin cho biết đó là những điều gì?

Dương Kim Tiến, Diễn Châu, Nghệ An

Đó là 14 điều sau đây: 

1-Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.

2-Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.

3-Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.

4-Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ.

5-Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.

6-Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.

7- Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ty

8-Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.

9-Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.

10-Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ.

11-Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.

12-Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.

13-Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

14-An ủi lớn nhất của đời người là bố thí 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.