| Hotline: 0983.970.780

Bình Thuận quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp

Thứ Hai 14/02/2022 , 10:51 (GMT+7)

Tỉnh Bình Thuận đang hướng tới phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị kinh tế cao.

Hướng tới ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị kinh tế cao, mới đây tỉnh Bình Thuận đã ban hành kế hoạch triển khai, trong đó đưa ra mục tiêu chung là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sạch, an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái, có khả năng chống chọi với dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Tỉnh Bình Thuận sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, về vững và có giá trị kin tế cao. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, về vững và có giá trị kin tế cao. Ảnh: KS.

Cùng với đó nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp Bình Thuận; nâng cao thu nhập cho người nông dân. Tăng cường liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, dịch vụ theo chuỗi giá trị. Phấn đấu đến năm 2030, ngành nông nghiệp tỉnh đạt trình độ khá về ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, có hệ sinh thái phát triển bền vững.

Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh Bình Thuận đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu quan trọng. Rheo đó, hoàn thiện quy hoạch và cơ lại sản xuất các lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận hướng dẫn nông dân sản xuất lúa theo hướng SRI, kết hợp với cơ giới hóa bằng mạ khay - máy cấy. Ảnh: AB.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận hướng dẫn nông dân sản xuất lúa theo hướng SRI, kết hợp với cơ giới hóa bằng mạ khay - máy cấy. Ảnh: AB.

Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp và phòng chống thiên ta; thúc đẩy ứng dụng khoa học-công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến; đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ; tiếp tục hoàn thiện chính sách, huy động nguồn lực phát triển nông nghiệp; cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Quy hoạch những lĩnh vực có thế mạnh

Đối với lĩnh vực trồng trọt tỉnh Bình Thuận ưu tiên tập trung đầu tư, phát triển đối với cây trồng chủ lực, quan trọng của tỉnh. Cụ thể, đối với cây thanh long, tỉnh phát triển diện tích phù hợp quy hoạch và nhu cầu của thị trường, ổn định diện tích đến năm 2025 khoảng 34.000 ha.

Cùng với đó tập trung nâng cao chất lượng, hình thành các vùng thanh long ứng dụng công nghệ cao, vùng thanh long hữu cơ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy mạnh thực hiện, nâng cao hiệu quả, hướng đến phát triển toàn diện.

Mua bản quyền một số giống thanh long mới, có năng suất, chất lượng cao, chống chịu cao với sâu bệnh hại, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu để nhân giống đưa vào sản xuất.

Tỉnh Bình Thuận sẽ ổn định diện tích thanh long đến năm 2025 khoảng 34.000 ha. Ảnh: KS.

Tỉnh Bình Thuận sẽ ổn định diện tích thanh long đến năm 2025 khoảng 34.000 ha. Ảnh: KS.

Đối với cây lúa, tỉnh kêu gọi doanh nghiệp có năng lực mạnh liên kết phát triển vùng sản xuất lúa giống tập trung, hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi... Xây dựng vùng sản xuất lúa thương phẩm tập trung, chất lượng cao, hướng đến xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao và lúa gạo đặc sản mang thương hiệu của tỉnh ở vùng sản xuất trọng điểm lúa.

Để phát triển các vùng cây dược liệu, tỉnh sẽ đưa ra các giải pháp, chính sách đặc thù để làm cơ sở triển khai thực hiện. Từ đó, phấn đấu đưa cây dược liệu trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Bình Thuận, có các sản phẩm dược liệu được công nhận là sản phẩm OCOP, phục vụ khách du lịch đến tỉnh Bình Thuận.

Riêng cây điều, tỉnh duy trì và phát triển ổn định với diện tích khoảng 17.500 ha tại các vùng trồng trọng điểm ở Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân. Tuy nhiên tỉnh sẽ đẩy mạnh sử dụng giống điều mới để tiếp tục phục vụ tái canh, thay thế vườn điều già cỗi, lẫn tạp, năng suất thấp, chất lượng kém.

Đối với chăn nuôi, tỉnh Bình Thuận phát triển chăn nuôi heo với các giống cao sản theo hướng vùng chăn nuôi tập trung, bảo đảm an toàn dịch bệnh và gắn với giết mổ. Đồng thời khuyến khích phát triển đàn heo chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học.

Phấn đấu đàn heo ở quy mô từ 315.000 con đến 340.000 con. Đối với chăn nuôi bò thịt phát triển theo hình thức trang trại, gia trại gắn phát triển trồng cỏ tập trung và đẩy mạnh cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với các giống bò thịt cao sản. Tập trung phát triển đàn bò tại các địa phương trọng điểm ở Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc.

Về thủy sản, Bình Thuận sẽ cơ cấu lại sản xuất thủy sản theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng, giảm tỷ trọng sản lượng khai thác. Phát triển khai thác thủy sản xa bờ hiện đại, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Cùng với đó, giảm số lượng tàu cá vùng ven bờ, vùng lộng gắn với cơ cấu lại đôi tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Cũng như giảm nhanh số lượng thuyền nghề lưới kéo; thực hiện quản lý, cấp phép khai thác theo hạn ngạch.

Xây dựng các mô hình liên kết khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản theo chuỗi giá trị với ngư dân là chủ thể, doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt..Thu hút đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần cho nghề cá (cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, bến cá, khu đóng sửa tàu thuyền,...); ưu tiên đầu tư cho huyện đảo Phú Quý để sớm phát huy vai trò trung tâm khai thác hải sản xa bờ và thương mại dịch vụ nghề cá biển mang tầm quốc gia…

Tỉnh Bình Thuận sẽ bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có trên địa bàn, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; triển khai tốt các giải pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng. Đẩy mạnh trồng và phục hồi rừng tại các khu vực phòng hộ, đầu nguồn, nơi có nguy cơ sạt lở; tổ chức rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện trồng và phục hồi rừng cụ thể, với lộ trình phù hợp khả năng cân đối ngân sách. Phục hồi rừng tự nhiên bằng các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, nuôi dưỡng và làm giàu rừng...

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn

BẮC KẠN Một người đàn ông ở xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn tử vong sau hơn 4 tháng bị chó dại cắn do không tiêm phòng.

Lùm xùm chuyện mua lúa trong mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha

CẦN THƠ Liên kết thu mua lúa trong mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa gặp trục trặc, nguyên nhân không chỉ ở khâu sản xuất mà còn do đầu ra thiếu ổn định.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Có kế hoạch tạo đột phá về khoa học công nghệ từng lĩnh vực, từng năm

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết sẽ xây dựng kế hoạch tạo đột phá về khoa học công nghệ, chuyển đổi số cho từng lĩnh vực, từng năm.

Chống khai thác IUU phải thực hiện liên tục, không được nới lỏng

Kiên Giang Công tác chống khai thác IUU phải làm thường xuyên, lâu dài, củng cố những kết quả đã đạt được và không được nới lỏng.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.