| Hotline: 0983.970.780

'Cát tặc' hoành hành trên sông Hiếu

Thứ Ba 23/07/2019 , 14:10 (GMT+7)

Bất chấp lệnh cấm của cơ quan chức năng và lợi dụng đêm tối, nhiều đối tượng khai thác cát trái phép vẫn ngang nhiên lộng hành trên sông Hiếu, TP Đông Hà (Quảng Trị).

Nửa đêm, trong khi mọi người chìm sâu vào giấc ngủ thì dọc bờ sông Hiếu vẫn tấp nập tiếng tàu di chuyển hối hả. Tiếng sóng vỗ bờ như muốn gặm sâu, nuốt từng tảng đất đá bên dòng sông tuột trôi theo dòng nước.

16-24-02_qt_-_ct_tc_1
Vòi rồng hút cát từ thuyền khai thác lên bãi tập kết của ông Nguyễn Đức Khánh.

Ở đó người ta thấy, sau khi hút cát ở ngã ba Gia Độ, các tàu cát trái phép di chuyển về những bãi tập kết cạnh cầu vượt sông Hiếu. Cứ mỗi tàu đầy cát thì tàu khác tiếp tục “vào vị trí”, liên tục suốt đêm. Dưới sông, khoảng 3-5 người đàn ông soi đèn pin hỗ trợ vận hành tàu. Cát liên tục được hút lên bờ, chất thành đống lớn.

Đặc biệt nhận thấy bãi tập kết ở KP.9, P.Đông Giang, TP.Đông Hà do ông Nguyễn Đức Khánh (40 tuổi) và ông Lê Xuân Hiếu (46 tuổi) cùng trú tại TP.Đông Hà có nhiều tàu ra vào rầm rộ cùng nhiều vòi hút cát lên bãi.

Khoảng 3h sáng ngày 18/7, nhận thấy có người theo dõi và chụp hình, các đối tượng nhanh chóng ngừng hẳn mọi hoạt động, tắt hết đèn và máy móc. Thậm chí còn có đối tượng nhanh chóng dùng xe máy chạy theo xe của PV, rất may do đêm tối và có nhiều đường cắt ngang nên chúng tôi đã nhanh chóng cắt đuôi được đối tượng trên.

16-24-02_qt_-_ct_tc_2
Mỗi tàu khai thác trái phép có khoảng 3-5 người hỗ trợ vận hành.

Tình trạng khai thác cát diễn ra rầm rộ vào khoảng từ 23 giờ đến 4 giờ sáng. Cát sau khi được khai thác sẽ vận chuyển bằng các tàu bê tông, các ghe đưa lên các bãi tập kết ở 2 ven sông. Sau khi được đưa lên bãi, cả một đoạn sông chợt yên ắng từ rạng sáng. Khoảng 8h, các xe tải sẽ đi theo đường dọc sông Hiếu vận chuyển cát từ các bãi tập kết đến các nơi tiêu thụ.

Qua tìm hiểu và thống kê, hiện hạ nguồn các tuyến sông lớn như sông Hiếu, sông Thạch Hãn tập trung khoảng 50 bãi tập kết cát sỏi, trong đó chỉ hơn 10 bãi có giấy phép. Toàn tỉnh Quảng Trị cũng chỉ có khoảng 3 mỏ khai thác cát được cấp phép.

Đặc biệt, đoạn sông Hiếu chảy qua TP.Đông Hà đoạn cầu Đông Hà đến ngã ba Gia Độ (đoạn giao giữa P.Đông Lễ, TP.Đông Hà và huyện Triệu Phong) chỉ dài khoảng 3,5 km nhưng có nhiều bãi tập kết cát cùng hàng chục thuyền khai thác cát. Tuy nhiên, tất cả các bãi tập kết này đều không có giấy phép bến thủy nội địa, có dấu hiệu vi phạm về việc hợp thức hóa khối lượng khi không chứng minh được nguồn gốc đầu vào.

16-24-02_qt_-_ct_tc_3
Các đối tượng khai thác trái phép chuyển qua sử dụng tàu công suất nhỏ để tránh chịu truy tố hình sự.

Việc khai thác “cát lậu” diễn ra nhức nhối từ nhiều năm qua tại Quảng Trị gây ra nhiều hệ lụy: sạt lở dọc bờ sông, mất đất canh tác, bạc màu… khiến người dân địa phương rất bất bình. Thậm chí, ở một số tuyến đường xe tải chở cát thường xuyên lưu thông như ở phường Đông Giang và xã Triệu Độ (huyện Triệu Phong), người dân còn mang gốc cây, vật cản đường ra để chặn lại không cho xe tải qua về…

16-24-02_qt_-_ct_tc_4
Người dân trên đường Nguyễn Hoàng, P. Đông Lương, TP.Đông Hà sử dụng gỗ, đá… để ngăn các xe tải vận chuyển cát.

Cực kỳ khó xử lý

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã đích thân đi kiểm tra tình hình khai thác cát, sỏi cũng như sạt lở hai bên bờ sông Hiếu và sông Thạch Hãn.

16-24-02_qt_-_ct_tc_5
Ông Nguyễn Đức Chính trực tiếp kiểm tra tình hình khai thác cát trái phép trên sông Hiếu hồi tháng 5/2019.

Trong đó ông Chính cũng đã đến xử lý 2 bãi tập kết không phép ở gần cầu vượt sông Hiếu như ở trên trong đó có bãi của ông Nguyễn Đức Khánh đã bị xử phạt và người dân phản ánh rất nhiều lần. Tuy nhiên cả 2 bãi đến nay vẫn cố tình “làm lơ” và tiếp tục khai thác rầm rộ.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm