| Hotline: 0983.970.780

Chiếm đoạt SIM điện thoại, tấn công tài khoản ngân hàng

Thứ Hai 07/11/2022 , 14:00 (GMT+7)

Việc trao đổi, mua bán hàng trên mạng sẽ gần như rất khó để tránh việc lộ thông tin. Do đó, để phòng tránh, người dùng cần hạn chế tối đa thông tin cá nhân.

sim-5-11-1667620013791926302529

Người dùng khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa thì liên hệ ngay nhà mạng, yêu cầu khóa thẻ SIM

Qua công tác giám sát, theo dõi phản ánh của người dùng qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông) ghi nhận nhiều phản ánh với hình thức lừa đảo “khóa thuê bao điện thoại” trong thời gian gần đây. Theo đó, hàng loạt người dùng điện thoại di động phản ánh liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa khóa số điện thoại của khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng xấu sẽ liên tục thực hiện các cuộc gọi thông báo tới số máy bản thân người dùng, bao gồm dọa sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 giờ nữa, để giải quyết thì liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do kẻ xấu cung cấp.

Khi người dùng gọi lại chính số “tổng đài” thì đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số CMND… để hỗ trợ kỹ thuật. Sau khi nắm được thông tin cá nhân của nạn nhân, ngay lập tức đối tượng xấu hướng dẫn người dùng thực hiện bước tiếp theo như thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi… Khi đã chiếm được quyền nhận cuộc gọi, kẻ gian sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của nạn nhân và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, chiếm đoạt tiền trong ví, tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.

Từ đầu năm đến nay có hàng loạt vụ việc bị lừa tiền tỷ bởi thủ đoạn chiếm đoạt SIM điện thoại, từ đó lấy cắp thông tin ngân hàng trực tuyến và đã được cảnh báo. Trước đây, khi các nhà mạng có chủ trương đổi sang SIM 4G cho người dùng, nhà mạng đã cảnh báo cụ thể về các thủ đoạn của đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt SIM. Sau đó, cơ quan công an, cơ quan phụ trách về an ninh mạng… đều lên tiếng cảnh báo, song các vụ việc tương tự vẫn diễn ra. Có thể nói, lừa đảo trực tuyến luôn song hành với sự phát triển của công nghệ và của nền kinh tế online mà người dùng cần nâng cao nhận thức để chủ động đề phòng.

Phân tích về mức độ bảo mật của hệ thống ngân hàng cũng như nhà mạng, ông Vũ Ngọc Sơn Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ của Công ty Công nghệ an ninh mạng Việt Nam (NCS) cho rằng mối nguy hiểm này xuất phát từ sự mất cảnh giác của người dùng chứ không phải vấn đề về an ninh bảo mật của hệ thống ngân hàng hay nhà mạng. Về mặt kỹ thuật, phía nhà mạng hay ngân hàng hoàn toàn có thể đưa ra các quy trình đổi eSIM hay mật khẩu tài khoản ngân hàng chặt chẽ hơn nữa để chống lại các hình thức tấn công này, tuy nhiên đổi lại thì người sử dụng sẽ phải chịu sự bất tiện nhất định. Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, các hình thực lừa đảo hiện nay đều dựa trên nguyên tắc, kẻ lừa đảo có trong tay một số thông tin nhất định để dễ dàng có được niềm tin của khách hàng.

Trong khi đó, việc trao đổi, mua bán hàng trên mạng sẽ gần như rất khó để tránh việc lộ lọt thông tin. Việc lộ lọt không chỉ đến từ việc người bán bất cẩn mà có thể đến cả từ việc người mua cũng tùy tiện cung cấp thông tin trên mạng xã hội. Do đó, để phòng tránh, người dùng cần ý thức về việc cung cấp thông tin cho người khác khi trao đổi trên mạng, hạn chế tối đa thông tin cá nhân, cũng như chỉ cung cấp trên những kênh đảm bảo, không đưa lên công khai. Đặc biệt, cần áp dụng triệt để nguyên tắc không tin tưởng, luôn xác minh lại. Theo đó, mỗi khi nhận được đề nghị từ bên ngoài như ngân hàng, nhà mạng… thì không vội tin ngay. Cần xem số điện thoại đang gọi cho mình có phải là số điện thoại được công bố của ngân hàng, nhà mạng hay không. Nếu không phải, tuyệt đối không làm theo các hướng dẫn đó.

Người dùng khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa hoặc nghi ngờ bị chiếm đoạt quyền kiểm soát thì liên hệ ngay nhà mạng, yêu cầu khóa thẻ SIM để phòng tránh rủi ro kẻ gian sử dụng quyền kiểm soát SIM, nhận mã OTP rồi chiếm đoạt tiền thông qua giao dịch trực tuyến, thanh toán thẻ tín dụng...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ẩn họa từ việc người dân lấn đường để phơi thóc

Nhiều tuyến đường bị người dân chiếm dụng để làm nơi phơi thóc. Tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.