| Hotline: 0983.970.780

Chủ tịch tỉnh Gia Lai ra 'tối hậu thư' cho Chủ tịch huyện Chư Sê

Thứ Năm 02/07/2020 , 18:19 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai sẽ xử lý trách nhiệm của người đứng đầu huyện Chư Sê nếu không giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

Dự án mở rộng Trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê

Dự án mở rộng Trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê

Ngày 2/7, UBND tỉnh Gia Lai ban hành công văn hoả tốc về kết luận của ông Võ Ngọc Thành, Chủ tịch UBND tỉnh trong cuộc họp về việc xử lý tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài tại huyện Chư Sê.

Trước đó ngày 30/6, ông Thành đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo của UBND huyện Chư Sê và các sở, ngành về tình trạng khiếu nại đông người, kéo dài liên quan công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại 2 dự án ở huyện Chư Sê. Trong đó, dự án Trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê đã được Báo NNVN đưa tin.

Dù UBND tỉnh Gia Lai đã nhiều lần chỉ đạo nhưng huyện Chư Sê vẫn phớt lờ về việc bồi thường, hỗ trợ cho người dân khi thu hồi đất để thực hiện Dự án mở rộng Trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê. Trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện và tập thể UBND huyện Chư Sê.

Do đó, trong kết luận lần này, ông Võ Ngọc Thành ra “tối hậu thư” yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Chư Sê tập trung chỉ đạo, giải quyết dứt điểm vụ việc trên trước ngày 10/7/2020.  Nếu đến hạn, UBND huyện Chư Sê không giải quyết dứt điểm thì Sở Nội vụ sẽ chủ trì cùng các cơ quan liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý trách nhiệm người đứng đầu và các tập thể, cá nhân có liên quan.

Việc khiếu nại của người dân kéo dài nhiều năm qua

Việc khiếu nại của người dân kéo dài nhiều năm qua

Trước đó Báo NNVN đã đưa tin, năm 2017, UBND huyện Chư Sê đã thu hồi đất của 116 hộ dân để thực hiện dự án mở rộng khu trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía đông thị trấn Chư Sê. Tổng diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ là 194.663m2, trong đó có 1.650m2 đất ở, còn lại 193.013m2 đất trồng cây lâu năm.

Sau khi nhận tiền bồi thường, nhiều hộ dân mới phát hiện ngoài các khoản trên, theo Quyết định 21 và Nghị định 47 thì họ còn phải được bồi thường, hỗ trợ các khoản như chi phí đầu tư vào đất (bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại) và hỗ trợ đào tạo chuyển đồi nghề và tìm kiếm việc làm (bằng 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại hoặc do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương)…

Nhiều hộ dân sau đó đã làm đơn kiến nghị lên UBND huyện Chư Sê để yêu cầu được hưởng các khoản còn thiếu theo các quyết định trên. Tuy nhiên, UBND huyện Chư Sê đã ra các thông báo không giải quyết khiếu nại vì lý do hết thời hạn, thời hiệu giải quyết.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.