| Hotline: 0983.970.780

Chuyển cơ quan điều tra dự án công trình thủy lợi Suối Đá

Thứ Sáu 04/03/2022 , 09:12 (GMT+7)

Thanh tra tỉnh Đăk Nông vừa có kết luận sai phạm tại dự án công trình thủy lợi Suối Đá trị giá 90 tỷ đồng và chuyển cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm...

 Thiết kế, khảo sát thiếu trách nhiệm

Công trình thủy lợi Suối Đá, xã Quảng Hòa, huyện Đăk G’long (Đăk Nông) có tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng được khởi công từ tháng 11/2017 dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Công trình được xếp vào nhóm dự án cấp bách do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông làm chủ đầu tư. Mục tiêu của dự án là bảo đảm cung cấp nước tưới cho 1.000 ha cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, tăng số vụ canh tác lúa nước từ 1 vụ lên 2 vụ/năm, cấp nước sinh hoạt ổn định cho 1.750 hộ dân trong khu vực.

Theo hồ sơ khảo sát địa chất để lập dự án đầu tư do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Anh Khoa Nghệ An (Công ty Anh Khoa) thực hiện năm 2017, đã khoan khảo sát địa chất 62 hố với tổng khối lượng 331m3.

Chủ đầu tư và tư vấn thiết kế đã sử dụng kết quả khảo sát địa chất trên để lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công; khi triển khai thi công xây dựng công trình thì hiện trạng địa chất thực tế không đúng như trên hồ sơ khảo sát địa chất. Từ đó, dự án không thi công được theo thiết kế, phải khảo sát để lập thiết kế điều chỉnh.

Theo kết quả khảo sát do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Đường Việt (Công ty Đường Việt) thực hiện năm 2019 khác với kết quả trước đó. Cụ thể tại tuyến Kênh chính khu tràn dâng, theo hồ sơ khảo sát địa chất có kết quả trên hồ sơ khảo sát địa chất lập dự án đầu tư không đúng với thực tế. Còn tại tuyến Kênh nhánh N2, theo hồ sơ khảo sát địa chất, Công ty Anh Khoa thực hiện 9 hố khoan địa chất với độ sâu 4m là “đất sét pha lẫn nhiều sạn, trạng thái nửa cứng và cứng". Tuy nhiên, trên hồ sơ khảo sát địa chất lập không đúng với thực tế, kết quả khác với kết quả khảo sát địa chất bổ sung do Công ty Đường Việt thực hiện.

Do khảo sát sai nên dự án thủy lợi Suối Đáphải điều chỉnh thiết kế nhiều lần. Ảnh: Quang Yên.

Do khảo sát sai nên dự án thủy lợi Suối Đáphải điều chỉnh thiết kế nhiều lần. Ảnh: Quang Yên.

Ngoài ra, trong phạm vi từ Km0+924,99-Kml+200,7 tuyến Kênh chính đi qua có ao, hồ nhưng Công ty Anh Khoa đã không cân nhắc, xem xét lại các kết quả khảo sát, đánh giá trước các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình khi thi công. Công ty này cũng không thực hiện khoan khảo sát địa chất ngay tại vị trí tuyến kênh đi qua ao, hồ để xác định địa tầng của các lớp đất nhằm đánh giá kết quả và đưa ra giải pháp thiết kế phù hợp với quá trình thi công ngoài thực tế.

Theo thiết kế trong hồ sơ dự án đầu tư do Công ty Anh Khoa lập, tuyến Kênh chính khu tưới tràn dâng đoạn Km0+820-Kml+500 có chiều sâu đào móng kênh là 10,27m, nhưng chiều sâu hố khoan địa chất theo hồ sơ khảo sát lập dự án đầu tư tại đoạn này là 6 m. Còn tuyến Kênh nhánh N2 khu tưới tràn dâng có chiều sâu đào móng kênh là 8,39m, nhưng chiều sâu hố khoan địa chất theo hồ sơ khảo sát lập dự án đầu tư tại đoạn này là 4m (chiều sâu đào đất móng kênh theo thiết kế cơ sở sâu hơn chiều sâu khoan khảo sát địa chất).

Hồ sơ khảo sát lập dự án đầu tư chưa nêu rõ điều kiện địa chất công trình, chưa đánh giá các điều kiện để xác định biện pháp xử lý đối với những vấn đề địa chất công trình phức tạp. Trong việc khảo sát lập thiết kế cơ sở, Công ty Anh Khoa Nghệ An chưa cung cấp đầy đủ số liệu để xác định phương án: tổng mặt bằng, san nền, xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực chính của công trình; kiến nghị phương pháp thăm dò và xác định khu vực có điều kiện địa chất bất lợi cần khảo sát trong bước thiết kế tiếp theo.

Còn đối với hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán do Công ty Đường Việt lập tháng 9/2017, đoạn Km0+820-Kml+500 thuộc tuyến Kênh chính khu tưới tràn dâng, thiết kế chiều sâu đào móng kênh là 10,27m, lớn hơn chiều sâu khoan hố khảo sát địa chất là 6 m; đoạn thuộc Kênh nhánh N2 khu tưới tràn dâng, thiết kế chiều sâu đào móng kênh là 8,39 m, lớn hơn chiều sâu hố khoan khảo sát địa chất là 4m. Tuy nhiên, chủ đầu tư và tư vấn thiết kế không khoan khảo sát địa chất bổ sung theo chiều sâu thiết kế đào móng kênh.

Khi khảo sát bước lập thiết kế bản vẽ thi công không bố trí các điểm thăm dò dọc theo tim tuyến kênh nhằm chính xác hoá điều kiện địa chất công trình của toàn tuyến; chưa cung cấp đủ số liệu để xác định các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang đặc trưng cho các loại địa tầng trên tuyến kênh theo quy định.

Trong dự án đầu tư có nêu hiện trạng khu vực Kênh nhánh N4 người dân đã đầu tư xây dựng 315m kênh đang sử dụng, nhưng trong thiết kế bản vẽ thi công không đề cập đến hiện trạng này và giải pháp thiết kế liên quan đến sử dụng lại tuyến kênh cũ dẫn đến lãng phí.

Dự án bị điều chỉnh

Trong quá trình thi công, do hiện trạng địa chất thực tế không đúng theo hồ sơ khảo sát, không thi công được theo thiết kế nên chủ đầu tư đã có công văn đề nghị điều chỉnh dự án. Sau đó, Sở NN-PTNT tỉnh Đăk Nông phối hợp cùng các đơn vị có liên quan kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân do tư vấn thiết kế chưa đánh giá đúng thực trạng công trình, công tác khảo sát chưa xác định được địa chất khu vực. Từ đó, các giải pháp thiết kế đưa ra không phù hợp.

Tiếp đó, Sở NN&PTNT có công văn đề nghị UBND tỉnh Đăk Nông điều chỉnh phương án thiết kế tuyến Kênh chính đoạn Km0+924,99 đến Km 1+200,7 từ kênh bê tông cốt thép sang đường ống HDPE và biện pháp thi công đóng cừ Larsen khi đào hố móng.

Kênh mương chính nằm sâu dưới đất trong khi kênh mương của người dân đầu tư bên cạnh không tận dụng dẫn đến gây lãng phí. Ảnh: Quang Yên.

Kênh mương chính nằm sâu dưới đất trong khi kênh mương của người dân đầu tư bên cạnh không tận dụng dẫn đến gây lãng phí. Ảnh: Quang Yên.

Đến ngày 9/7/2020, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan tiếp tục kiểm tra hiện trường tại các vị trí kênh chưa thi công do xuất hiện mạch nước ngầm, cát chảy gây sạt lở hố móng. Sở NN-PTNT cùng các đơn vị liên quan kiểm tra thực địa, thống nhất điều chỉnh thiết kế hai đoạn Kênh chính khu tràn dâng. Sau đó, UBND tỉnh Đăk Nông tiếp tục điều chỉnh dự án lần 2, tuyến Kênh chính đoạn từ Km0+820 đến Km0+924,99 từ kênh hộp bê tông cốt thép sang đường ống HDPE gân xoắn 2 vách D800 và đoạn từ Kml+200,7 đến Kml+500 từ kênh hộp bê tông cốt thép sang đường ống HDPE gân xoắn 2 vách D700; điều chỉnh phương án thiết kế tuyến Kênh N2 đoạn từ Km0+00 đến Km0+230 từ kênh hộp bê tông cốt thép sang đường ống HDPE gân xoắn 2 vách D500.

Theo hồ sơ dự toán phần điều chỉnh tính thừa khối lượng 3 hố kiểm tra; tính thừa khối lượng đóng nhổ cọc cừ Larsen hơn 313 triệu đồng. Thiết kế bố trí một số vị trí cống lấy nước của Kênh nhánh N8 và cửa ra cống lấy nước Kênh nhánh N6 chưa phù hợp với thực tế.

Tại tuyến Kênh chính khu tưới tràn dâng đoạn Km0+238 đến Km0+820 đơn vị thi công không đảm bảo độ dốc dọc tuyến kênh theo thiết kế, tỷ lệ sai số là 33,33%. Đối với Kênh nhánh N4, thi công theo thiết kế là kênh hở, không đắp đất lên trên mặt kênh. Tuy nhiên, đơn vị thi công đắp đất cao hơn 4 m; không đào đất hạ taluy hai bên kênh, thi công đường vận hành có cao độ tương đương tấm đan nắp kênh. Thi công đào đất móng kênh đoạn từ cọc Km0+00 đến Km0+431,25 không đúng kích thước theo hồ sơ thiết kế, nhưng hồ sơ nghiệm thu thanh toán theo hồ sơ thiết kế.

Theo Thanh tra tỉnh Đăk Nông, để xảy ra những sai phạm trên trách nhiệm thuộc về tập thể lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN-PTNT tỉnh Đăk Nông từ năm 2017 đến tháng 9/2021. Trong đó, trách nhiệm chính thuộc về ông Võ Văn Minh, Giám đốc Ban giai đoạn 2017 - tháng 11/2019; ông Nguyễn Văn Nghĩa, Giám đốc Ban giai đoạn tháng 2020 - 2021 và ông Phan Vận, Phó Giám đốc Ban giai đoạn tháng 2017 - 2021. Theo Thanh tra tỉnh Đăk Nông công trình thủy lợi Suối Đá có dấu hiệu sai phạm nên đơn vị này chuyển thông tin vi phạm pháp luật nói trên sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đăk Nông để xem xét, xử lý theo quy định.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.