| Hotline: 0983.970.780

CropLife triển khai dự án quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững

Thứ Ba 11/07/2023 , 05:11 (GMT+7)

Trong thời gian tới, chương trình SPMF về quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững sẽ được phía CropLife đẩy mạnh triển khai sâu rộng đến tận từng người nông dân.

Toàn cảnh cuộc đối thoại, gặp gỡ báo chí. Ảnh: Lâm Hùng. 

Toàn cảnh cuộc đối thoại, gặp gỡ báo chí. Ảnh: Lâm Hùng. 

Chiều 10/7, CropLife Việt Nam tổ chức lễ gặp mặt, đối thoại cùng các đơn vị báo chí đồng thời công bố các dự án về nông nghiệp tại Việt Nam thời gian tới, trong đó quan trọng nhất là chương trình hợp tác cùng Bộ NN-PTNT trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Ông Trần Thanh Vũ - đồng Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam cho biết, chương trình SPMF (quản lý thuốc BVTV bền vững) là tiếp nối sự thành công của những chương trình trước đó mà CropLife Việt nam đã triển khai nhưng sẽ mang tính sâu rộng hơn trong lĩnh vực thuốc BVTV.

Trong thời gian tới CropLife sẽ có những buổi làm việc cùng lãnh đạo Bộ NN-PTNT; Cục Bảo vệ thực vật để trao đổi sâu về thông tin dự án. Chủ tịch Hiệp hội CropLife Việt Nam hy vọng nhận được sự ủng hộ từ Bộ NN-PTNT để đi đến thỏa thuận về khung hợp tác chiến lược tiếp theo, đồng thời hoàn thiện kế hoạch để chuẩn bị triển khai các dự án vào cuối năm nay.

Chia sẻ thêm trước báo chí về chương trình trên, bà Delisa Jiang - Giám đốc Chương trình SPMF cho biết, chương trình được xây dựng dựa trên ba trụ cột cơ bản, trong đó giảm phụ thuộc vào HHP (định nghĩa về thuốc BVTV có nguy cơ cao theo Bộ Quy tắc ứng xử của FAO) nhằm bảo đảm các biện pháp quản lý rủi ro để các sản phẩm thuốc có nguy cơ có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết yếu.

Bà Delisa Jiang - Giám đốc Chương trình SPMF trả lời câu hỏi báo chí về nội dung chương trình. Ảnh: Lâm Hùng.

Bà Delisa Jiang - Giám đốc Chương trình SPMF trả lời câu hỏi báo chí về nội dung chương trình. Ảnh: Lâm Hùng.

Thứ 2 là tăng cường đổi mới, xây dựng môi trường pháp lý phù hợp để tăng khả năng tiếp cận của nông dân với các công cụ, phương pháp và công nghệ hiện đại trong bảo vệ thực vật. Cuối cùng là hướng dẫn, tập huấn cho người nông dân nắm các phương pháp thực hành tốt nhất trong quản lý, sử dụng thuốc BVTV, bên cạnh đó khuyến khích chuỗi cung ứng sử dụng và quản lý thuốc theo vòng đời một cách có trách nhiệm. 

Trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề người nông dân chưa thể tiếp cận được các sản phẩm thuốc BVTV chất lượng do trên thị trường hiện nay tràn lan các loại thuốc giả, kém chất lượng, giá cả chênh lệch, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con, bà Delisa Jiang cho biết phía dự án luôn cẩn trọng trong việc lựa chọn các đối tác, các cơ sở bán lẻ thuốc BVTV nhằm bảo đảm rằng tất cả những người nông dân khi mua thuốc đều được cung cấp đầy đủ về thông tin đã có sẵn trên bao bì, cách sử dụng, từ đó giảm thiểu thiệt hại tối đa cho người dùng.

Việc sử dụng máy bay không người lái để tiến hành phun thuốc BVTV mang lại hiệu quả cao, được phía CropLife áp dụng trên nhiều mô hình của dự án. Ảnh: Lâm Hùng.

Việc sử dụng máy bay không người lái để tiến hành phun thuốc BVTV mang lại hiệu quả cao, được phía CropLife áp dụng trên nhiều mô hình của dự án. Ảnh: Lâm Hùng.

Bên cạnh đó việc truyền thông qua những kênh kĩ thuật số cũng là một trong những cách đưa sản phẩm chất lượng đến gần hơn với người nông dân, giúp họ hiểu hơn về lợi ích của sản phẩm, tác dụng do thuốc đem lại, từ đó giúp cho chất lượng cây trồng được nâng cao, cho năng suất tốt.

"Khi người mua so sánh giữa các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật thì họ không chỉ nhìn vào mỗi giá cả, mà họ cũng hiểu được rằng sẽ có những lợi ích từ việc sử dụng các sản phẩm từ những thương hiệu đáng tin cậy và uy tín", bà Delisa Jiang chia sẻ.

Khung quản lý thuốc BVTV bền vững (SPMF) là một chương trình được triển khai trong nhiều năm với quy mô tác động sâu rộng cùng cam kết dài hạn nhằm tăng cường và đẩy nhanh nỗ lực đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, hướng tới những mục tiêu vào năm 2050.

Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.