| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chiến… kim chi bất ngờ nóng trở lại

Thứ Sáu 29/01/2021 , 15:19 (GMT+7)

Món kim chi của Hàn Quốc hay pao cai của Trung Quốc có trước? Tờ Thời báo New York của Mỹ lại tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa xung quanh cuộc tranh cãi này.

Blogger đình đám Hamzy của Hàn Quốc trình diễn món ăn quốc hồn quốc túy kim chi.   Ảnh: Hamzy/YouTube

Blogger đình đám Hamzy của Hàn Quốc trình diễn món ăn quốc hồn quốc túy kim chi.   Ảnh: Hamzy/YouTube

Trước đó, vòng một của cuộc chiến được khơi lên từ cuối tháng 11/2020, sau khi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã trao chứng chỉ cho món pao cai- loại dưa muối có nguồn gốc từ tỉnh Tứ Xuyên mà Hàn Quốc gọi là kim chi. Sự việc ngay lập tức đã khiến cộng đồng mạng hai quốc gia Đông Á một phen dậy sóng, đổ lỗi cho nhau “đánh cắp” công thức món ăn truyền thống của họ.

Tiếp đến là sang đầu năm nay, hai nhân vật có ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc và Hàn Quốc và được chính quyền coi là những đại sứ văn hóa ẩm thực của đất nước là blogger đồng quê Lý Tử Thất của Trung Quốc và Hamzy của Hàn Quốc đều làm các videoclip giới thiệu -quảng bá món ăn này đã gây ra cuộc xung đột lần thứ hai.

Và mới đây nhất, hôm 18/1. Tờ Thời báo New York của Mỹ lại đăng nguyên trang quảng cáo món kim chi của Hàn Quốc kèm bài giới thiệu của học giả Seo Kyoung-duk khẳng định, nguồn gốc món kim chi là của Hàn Quốc, lập tức lại khiến cho cuộc chiến… dưa muối nóng trở lại.

Bài giới thiệu và hình ảnh món kim chi của Hàn Quốc được đăng trên tờ The New York Times hôm 18/1. Ảnh: Twitter@ seokyoungdukPR

Bài giới thiệu và hình ảnh món kim chi của Hàn Quốc được đăng trên tờ The New York Times hôm 18/1. Ảnh: Twitter@ seokyoungdukPR

Theo các nhà quan sát, khi mà nguồn gốc của một món ăn lâu đời bị đẩy vào tình huống tranh chấp, xung đột nó có thể sẽ dẫn đến một "cuộc chiến". Và cuộc chiến ẩm thực khốc liệt nhất lúc này chính là “cuộc chiến kim chi”, xoay quanh các tranh cãi về nguồn gốc của món rau củ lên men tự nhiên phổ biến. “Tuy nhiên liệu đây đã phải là ‘hiệp đấu’ cuối cùng? Có vẻ như là không”, các chuyên gia nhận định.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, các tài liệu sử sách cho rằng món rau lên men là loại thức ăn quan trọng ở cả hai miền Triều Tiên và nó có từ cuối thời Tam Quốc (năm 57 trước Công nguyên đến năm 668 sau Công nguyên).

Học giả Cho Hong-sik viết trong một nghiên cứu mang tên “Kimchi và Bản sắc Quốc gia Hàn Quốc” được trích đăng trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế Hàn Quốc vào tháng 12 năm 2006: “Các nghiên cứu lịch sử nghiêm túc hơn chỉ ra rằng, món kim chi phổ biến và đặc trưng nhất ngày nay có vị cay nồng, với nhiều ớt đỏ và được chế biến bằng cải thảo là công thức chế biến mới”.

Ông Cho tiếp tục giải thích rằng, mặc dù ớt đỏ được du nhập vào Hàn Quốc từ Nhật Bản vào cuối những năm 1.500, nhưng phải mất 200 năm sau nữa nó mới được sử dụng rộng rãi, cùng với bắp cải được du nhập vào cuối thế kỷ 19. Trước khi có bắp cải, thì củ cải là loại rau chính được sử dụng làm kim chi và đến ngày nay đã có hơn 200 loại khác nhau, mặc dù kim chi bắp cải thường được biết đến nhiều nhất ở bên ngoài Hàn Quốc.

Một du khách nước ngoài nếm thử món kim chi tại lễ hội kim chi ở Gwangju, Hàn Quốc, vào tháng 10 năm 2009. Ảnh:Yonhap

Một du khách nước ngoài nếm thử món kim chi tại lễ hội kim chi ở Gwangju, Hàn Quốc, vào tháng 10 năm 2009. Ảnh:Yonhap

Kim chi còn được gọi là kimjang đã được Unesco vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hàn Quốc vào năm 2013 và được nhiều người coi là có nguồn gốc từ đây. Nó cũng chính là món ăn hàng ngày của người Hàn Quốc và được coi là một phần không thể thiếu trong văn hóa Hàn Quốc.

Song Ha-seul-lam, cựu giám đốc nghiên cứu và phát triển thực phẩm Hàn Quốc tại nhà hàng nổi tiếng Mingles hai sao Michelin ở thủ đô Seoul và hiện là đầu bếp trưởng ở Mamalee Hồng Kông nói: “Người Hàn Quốc thường nói rằng ‘nếu bạn có kim chi và cơm, bạn đã xong bữa'. Nói như vậy để thấy kim chi và gạo đã đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của người Hàn Quốc từ nhiều thế kỷ. Chính tầm quan trọng văn hóa này sẽ đảm bảo cho sự vững chắc về nguồn gốc xứ sở kim chi của Hàn Quốc”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.