| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Tài nguyên nước là 'nhiên liệu' thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thứ Ba 13/12/2022 , 11:57 (GMT+7)

Nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương ĐBSCL đã và đang tập trung cụ thể hóa những quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Để đảm bảo chất lượng, khối lượng tài nguyên nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện các dự án về quy hoạch tài nguyên nước mặt, nước dưới đất. Ảnh: Phạm Hiếu

Để đảm bảo chất lượng, khối lượng tài nguyên nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện các dự án về quy hoạch tài nguyên nước mặt, nước dưới đất. Ảnh: Phạm Hiếu

Hiện nay, nhằm tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương vùng ĐBSCL đã và đang tập trung cụ thể hóa những quy định của pháp luật về tài nguyên nước tại địa phương; đồng thời triển khai quy hoạch tài nguyên nước; siết chặt việc cấp phép khai thác tài nguyên nước; giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức, cá nhân.

Theo đó, để đảm bảo chất lượng, khối lượng tài nguyên nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện các dự án về quy hoạch tài nguyên nước mặt, nước dưới đất; điều tra cơ bản tài nguyên nước; lập danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước ngày càng hiệu quả.

Sở TN-MT TP. Cần Thơ thông tin, bên cạnh đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập danh mục hành lang bảo vệ nguồn nước, địa phương đã siết chặt việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Khu vực nào đã có nhà máy cấp nước sẽ kiên quyết không cấp phép khai thác nước dưới đất; đồng thời vận động, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tái sử dụng lại nguồn nước thải, nước mưa.

Ngoài việc cung cấp đủ nguồn nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, TP. Cần Thơ còn đẩy mạnh hoạt động cấp nước sinh hoạt cho người dân ở khu vực đô thị và nông thôn.

Theo báo cáo của ngành chức năng TP. Cần Thơ, tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ dân cư ở khu vực đô thị sử dụng nước sạch đạt 98%, khu vực nông thôn đạt 85,5%. Hiện nay, các ngành chức năng TP. Cần Thơ đang tiếp tục tập trung đầu tư nâng cấp các trạm cấp nước, lắp đặt đường ống dẫn nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao của người dân trong thời gian tới.

Nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương ĐBSCL đã và đang tập trung cụ thể hóa những quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương ĐBSCL đã và đang tập trung cụ thể hóa những quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sở TN-MT tỉnh Sóc Trăng cho biết, hiện nay Sở đang tăng cường công tác quản lý hồ sơ cấp phép tài nguyên nước; giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; triển khai các dự án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của các sông, kênh chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; đầu tư cải tạo, cải thiện chất lượng nguồn nước tại một số tuyến kênh rạch đang bị ô nhiễm.

Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng còn tập trung xây dựng đồng bộ, thống nhất mạng lưới cấp, thoát nước tại các đô thị trên địa bàn tỉnh; bắt buộc các khu, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nguồn nước thải phải xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra các sông, kênh rạch.

Để ứng phó với tình trạng thiếu nước do hạn hán, xâm nhập mặn, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã tập trung phân vùng sản xuất kết hợp với đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao, cống ngăn mặn; tổ chức nạo vét các tuyến sông, kênh rạch chính để tích trữ nước. Những giải pháp này đã giúp tỉnh Sóc Trăng đảm bảo đủ nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh ngay cả trong những tháng cao điểm mùa khô 2021 - 2022.

Tỉnh Hậu Giang đã chủ động điều tiết, cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tỉnh Hậu Giang đã chủ động điều tiết, cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Còn với Hậu Giang, những năm gần đây, Sở TN-MT tỉnh Hậu Giang cùng các cơ quan, đơn vị chức năng đã triển khai điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; lập, phê duyệt, công bố quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo quy định; thẩm định, cấp giấy phép tài nguyên nước đối với các công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép; tăng cường các giải pháp phòng ngừa nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời đẩy mạnh quy hoạch chuyển đổi sản xuất dựa trên hệ sinh thái nguồn nước ngọt, lợ, mặn; xây dựng hồ chứa nước ngọt để ứng phó với tình trạng thiếu nước do hạn hán, xâm nhập mặn.

Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang cơ bản đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi khép kín kết hợp với các cống ngăn mặn ở phía biển Đông và biển Tây, nên đã chủ động điều tiết, cung cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đối với nguồn nước phục vụ sinh hoạt hằng ngày của người dân, các đơn vị cấp nước của tỉnh Hậu Giang đang tập trung khai thác nước mặt trên kênh Xáng Xà No, sông Hậu. Trong trường hợp nguồn nước mặt bị ảnh hưởng do mặn xâm nhập, các đơn vị cấp nước sẽ chuyển qua khai thác nước dưới đất tại 13 giếng khoan để cung cấp cho người dân ở đô thị và nông thôn sử dụng.

Những năm gần đây, mặc dù hạn hán, xâm nhập mặn vẫn thường xuyên xảy ra tại vùng ĐBSCL, song với sự chủ động của các ngành chức năng trong việc quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng, tạo nguồn, tích trữ nước đã giúp cho các địa phương vùng ĐBSCL cơ bản đảm bảo nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Xem thêm
Làng bánh lá răng bừa nức tiếng xứ Thanh

Toàn xã Xuân Lập có khoảng 240 hộ sản xuất, kinh doanh bánh lá răng bừa, sản phẩm được bán quanh năm, đặc biệt bán chạy vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền…

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Agribank Bình Định sát cánh cùng tam nông

5 năm gần đây, Agribank Bình Định luôn có mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ là cho vay nông nghiệp, nông thôn…

Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ -TTg ngày 26-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.