| Hotline: 0983.970.780

Hàng chục hécta hồng ngâm rụng quả, nguyên nhân do đâu?

Thứ Hai 09/09/2024 , 09:35 (GMT+7)

LÀO CAI Người dân thôn Tân Lập, xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn sống nhờ bán hồng ngâm. Thế nhưng, hàng chục hécta hồng ngâm bỗng dưng bị chín ép, thối, rụng...

Hồng ngâm bị thối hỏng, người dân Tân Thượng đem đổ bỏ dọc đường. Ảnh: Hải Đăng.

Hồng ngâm bị thối hỏng, người dân Tân Thượng đem đổ bỏ dọc đường. Ảnh: Hải Đăng.

Hồng non rụng quả, ngâm thì thối hỏng

Ông Đặng Tiến Dũng ở thôn Tân Lập, mỗi năm thu khoảng 35 triệu đồng từ việc bán hồng ngâm, thế nhưng năm nay gần như mất trắng.

“Tôi trồng được 20 cây, hằng năm thu khoảng 3,5 tấn hồng, nhưng năm nay mới thu khoảng 3 tạ thì đã gần hết cây. Quả mang ngâm thì thối hỏng phải vứt đi. So với mọi năm, quả hồng năm nay bị chín sớm, chín ép, thâm cháy và khi mang quả đi ngâm thì bị tụt núm, thối rữa…”, ông Đặng Tiến Dũng cho hay.

Ăn uống chi tiêu hằng ngày, vay mượn nhau bà con đều trông cậy vào cây hồng. Cứ đến mùa thu hoạch thì lấy tiền bán hồng đem trả. Trong khi, sau nhiều năm trồng, cây hồng mới cho quả ngọt. Giờ mất trắng, người dân không biết trông cậy vào đâu vì cây ngô, cây lúa trồng không thể đủ ăn.

Đi tìm nguyên nhân gây hại hàng chục hécta hồng?

Hiện nay, số hồng người dân hái về mang ngâm đều bị sủi bọt, rụng tai, thối hỏng. Bà con cứu vãn bằng cách hái rồi ủ chín, thu được quả nào hay quả ấy. Tuy nhiên, do hồng chín ép nên quả ăn nhạt, không ngon. Sợ nhất là khi đưa hồng kém chất lượng ra thị trường để bán thì vùng hồng không hạt Văn Bàn sẽ mất thương hiệu, ảnh hưởng lâu dài đến sinh kế của người dân.

Trong khi đó, trước khi xảy ra hiện tượng hồng bị chín ép, rụng quả, người dân phát hiện cây cối trong vườn bị táp lá, cháy xém, nhất là cây chuối, sắn… Chính vì vậy, bà con đặt nghi vấn thủ phạm gây ra tình trạng trên là do nhà máy sản xuất phân lân gần khu vực trồng hồng, nhất là khi nhà máy hoạt động, đốt lò cao. Song lo nhất vẫn là sức khỏe của người dân khi môi trường sống không đảm bảo.

“Trước mắt, chúng tôi nhìn thấy không chỉ quả hồng, mà cây cối cũng táp hết lá. Từ hôm 13/8 đến nay nhà máy dừng không đốt lò nữa thì lá chuối, sắn mới không bị táp. Khi nhà máy đốt lò là lá non của cây sắn rụt hết lại”, theo người dân phản ánh.

Thôn Tân Lập của xã Tân Thượng được biết đến là thủ phủ hồng ngâm của huyện Văn Bàn. Loại cây chủ lực này cũng được nhà nước quan tâm, đầu tư phân bón, giống để phát triển nhất là đối với hộ nghèo. Từ đó, tạo thành vùng trồng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho bà con.

Trong số các cây hồng ngâm bị ảnh hưởng, có nhiều cây trên 40 năm tuổi, thu hoạch được hàng tạ quả mỗi năm, quả sai như sung. Thế nhưng, năm nay, những cây hồng hàng chục năm tuổi này cũng chỉ lác đác vài quả. Số ít sót lại, lay lắt bám trên cây.

Ông Phạm Văn Lợi sở hữu vườn hồng lớn nhất thôn, mỗi năm thu 400-500 triệu đồng từ bán hồng ngâm. Song năm nay, ông ước chừng chỉ thu được vài chục triệu đồng. Ông này cho hay, hồi đầu tháng 7 hồng chín ép rụng một loạt, không bán được vì bị non. Sau khi người dân có ý kiến và nhà máy tạm dừng hoạt động và mưa thì cây cối mới hết bị héo, táp lá.

Trước thực trạng trên, ông Chu Hồng Hà, Chủ tịch UBND xã Tân Thượng (huyện Văn Bàn, Lào Cai) xác nhận thông tin người dân đã báo cáo sự việc lên chính quyền địa phương. Chính quyền xã đã làm việc với phía nhà máy và người dân để kiểm tra vườn hồng, và với vai trò của xã thì không đủ chuyên môn, cơ sở để kết luận nguyên nhân tại sao.

Tuy nhiên, trong 100ha hồng trên địa bàn xã Tân Thượng, khoảng 30ha cho thu hoạch thì hầu hết đều bị tình trạng chín ép, hồng ngâm thì thối hỏng...

Sau đó, Viện Bảo vệ thực vật đã lấy mẫu để giám định, xác minh hiện tượng rụng quả và chín ép cây hồng ngâm tại tỉnh Lào Cai. Theo đó, 10 nhóm mẫu đã được thu thập tại xã Tân Thượng, Văn Bàn và xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên vào ngày 16/8/2024.

Đáng chú ý, qua phân tích trong nhóm mẫu quả chín ép, phân bố của quả chín ép trên tán cây tỏ ra không giống với triệu chứng và phân bố của tác nhân do bệnh lý, mà giống hơn với ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bởi tính chất đồng đều của quả bị ảnh hưởng trên tán cây. Tỷ lệ quả chín ép phổ biến ước tính 90%, thậm chí trên 95% ở một số cây…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.