| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác công - tư là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ Ba 11/09/2018 , 21:17 (GMT+7)

Ngày 11/9, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường dự phiên khai mạc Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á (GAF) và phát biểu thảo luận về việc thực hiện Tầm nhìn mới trong nông nghiệp đến năm 2050 trước khoảng 200 đại biểu.

Những đại biểu này là lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước ASEAN, khách mời cấp cao từ các nước trong khu vực Châu Á, các DN nội khối ASEAN và các tập đoàn đa quốc gia có vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp tại ASEAN, các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.

20-14-12_bo_truong_lm_viec_voi_di_dien_tp_don_rcher_dniels_midlnd_corportion
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng các đại biểu tại Diễn đàn Tăng trưởng Châu Á

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm vai trò rất quan trọng tại nhiều quốc gia, do đó Tầm nhìn mới trong nông nghiệp là “trúng”. Để cụ thể hóa tầm nhìn này, từ năm 2010 Việt Nam đã thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước và khối tư nhân thông qua các Nhóm công tác Đối tác công tư (PPP) ngành hàng trong Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Đến nay, PSAV đang triển khai thành công 7 Nhóm công tác PPP ngành hàng: cà phê; chè; rau quả; thủy sản; hồ tiêu và gia vị; lúa gạo và hóa chất nông nghiệp. “WEF đã giúp Việt Nam giới thiệu, tiến cử các tập đoàn lớn, các DN phối kết hợp giữa Chính phủ với người dân và doanh nhân. Trên 7 nhóm ngành hàng, cho đến nay qua gần 10 năm chúng tôi đánh giá bước đầu rất tốt ở chỗ: Thứ nhất, khai thác được tiềm lực về mặt tư bản; thứ hai tổ chức quản trị một cách chặt chẽ; thứ ba, nâng cao được thu nhập cho người dân, đặc biệt tạo ra chuỗi nông sản theo ý đồ chúng ta mong muốn là sạch, hiệu quả, phân phối lợi ích đều giữa người nông dân, DN”, Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn chứng với hai mô hình hợp tác công – tư do Néstle và Unilever phối hợp thực hiện, Việt Nam đã xây dựng 2 nhóm ngành hàng cà phê và chè rất có hiệu quả. Đối với chuỗi ngành hàng cà phê do Néstle làm hạt nhân hỗ trợ, qua 7 năm đã hình thành được những vùng sản xuất nguyên liệu và người nông dân đã học được kỹ thuật canh tác làm sao để năng suất cao, làm sao cho môi trường tốt, để hiệu quả cuối cùng cao nhất. 

Với cây chè, Bộ trưởng đánh giá Unilever cũng là một trong những thành tố hạt nhân phối kết hợp rất tốt cùng các DN Việt Nam. Như ở Tuyên Quang, mô hình hợp tác công – tư đã khẳng định hiệu quả kinh tế rõ nét, trụ cột thứ hai là môi trường, hầu hết quản lý về thuốc BVTV ở những khu vực này rất tốt, giảm đáng kể việc dùng hóa chất nhưng lại tăng được năng suất, hiệu quả.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.