| Hotline: 0983.970.780

Hưng Yên cấp phép cho các lò gạch công nghiệp - 'lợi nhiều hại cũng lắm!'

Thứ Tư 30/08/2017 , 09:08 (GMT+7)

Bờ xôi ruộng mật bị thu hồi, “bức tử” để phục vụ hàng loạt dự án tiền tỷ, trong đó có các lò gạch công nghiệp. Nhưng phía sau những giấy phép đầu tư đem lại nguồn thu lớn vào ngân sách, là nguy cơ bất ổn xã hội đã trỗi dậy.

Phớt lờ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

Theo quy hoạch các điểm sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 17/2008/QĐ-UBND ngày 29/7/2008, dự báo nhu cầu gạch nung đến năm 2015 là 570 triệu viên/năm, năm 2020 là 650 triệu viên/năm.

12-22-47_lg-1
Lò gạch đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người dân

Tuy nhiên, cuối năm 2016, đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra và phát hiện tổng công suất được UBND tỉnh cấp phép cho 44 nhà máy gạch là 1.046 triệu viên/năm, vượt so với quy hoạch đến năm 2020 là 61% (mặc dù Sở Xây dựng báo cáo công suất thực tế chỉ là 460,05 triệu viên).

Các chuyên gia xây dựng cho biết, để SX 1.046 triệu viên gạch/năm thì hàng năm cần gần 1,9 triệu m3 đất (1m3 đất có thể ra 560 viên). Nếu tính chiều sâu khai thác 3m thì diện tích đất nông nghiệp cần là 62,26ha. Đây là diện tích đất nông nghiệp rất lớn trong khi an ninh lương thực của nước ta đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Đặc biệt, đất là nguồn tài nguyên không tái tạo nên nếu sử dụng không hiệu quả sẽ gây ra một sự lãng phí lớn và hệ lụy ô nhiễm môi trường.

Như vậy, với việc cấp phép đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư chưa theo quy hoạch đã được phê duyệt, tăng dần SX gạch nung của UBND tỉnh Hưng Yên là chưa nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ trong việc hạn chế SX gạch đất sét nung từ năm 2013 đến nay.

4 mét đất = 1 bát phở

Trong số 43 đơn vị SX gạch theo công nghệ tuynel, hoffman đứng liên tục ở Hưng Yên, chỉ có 9 đơn vị có mỏ sét được cấp phép khai thác, trong đó 3 đơn vị đã hết hạn. Từ đó dẫn đến tình trạng các lò gạch chủ yếu thu mua đất không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường, sử dụng đất hạ cốt nền trong nhà máy, tiềm ẩn cao nguy cơ khai thác trái phép đất nông nghiệp.

12-22-47_lg-2
DNSX gạch Thành Phát Hưng Yên (xã Hợp Đức) ngang nhiên múc bãi rác để khai thác đất trái pháp luật

Một minh chứng rõ ràng, đó là cuối năm 2016, Thanh tra Bộ Xây dựng đã phát hiện Công ty CP SX vật liệu Minh Hải (thôn Ngọc Đồng, xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động) đang khai thác đất nguyên liệu không có giấy phép trên diện tích khoảng 3.000 m2 với độ sâu trung bình 3m, phía sau nhà máy (trên diện tích đất nông nghiệp) để làm gạch.

Còn nhớ, cuối tháng 3/2017, khi làm việc với Bộ NN-PTNT, ông Nguyễn Văn Phóng - Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, phát biểu rằng: “Hưng Yên tự hào có nhiều mô hình trồng trọt đem lại lợi nhuận từ 600 triệu – 1 tỷ đồng/ha/năm (trồng dưa vàng, dưa lưới, cam Vinh, cây dược liệu, hoa cây cảnh...)”.

Nhưng giờ đây, ngay tại các vùng đất bãi ven sông phù sa màu mỡ, đất nông nông nghiệp đang bị DNSX gạch tàn phá hợp pháp và bất hợp pháp.

Tài nguyên quốc gia chảy vào túi ai?

Xin hỏi:  1m2 đất màu phù sa màu mỡ được UBND ký hợp đồng cho NM gạch thuê với giá bao nhiêu tiền?

Như chúng tôi được biết, trong một hợp đồng thuê đất ký vào ngày 18/6/2014, tỉnh Hưng Yên cho Cty CP XD- TM Thành Phát Hưng Yên thuê 42.284m2 đất SX vật liệu xây dựng (vốn là đất thu hồi) tại xã Hợp Đức (huyện Kim Động) để khai thác nguyên vật liệu xây dựng với độ sâu 3m, thời gian cho thuê 7,5 năm. Giá thuê đất là 6.400 đồng/m2/năm (2,3 triệu đồng/sào/năm hoặc 65 triệu đồng/ha). Số tiền cho thuê đất này chỉ bằng 1/10 lợi nhuận của một mô hình SX nông nghiệp hiệu quả mà Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phóng nói.

Bài toán kinh tế khai thác tài nguyên không hề mang lại hiệu quả như nhiều người nghĩ. Nhưng nguy hiểm hơn, khi tầng đất thịt được múc lên, những “hố bom khổng lồ” sẽ được lò gạch lấp đầy cát, tạo thành các sa mạc cát.

Vậy người được lợi là ai? Xin thưa, tiền sẽ rơi vào tay một số ít chủ lò thay vì một bộ phận không nhỏ nông dân.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.